Thứ Ba, 23 tháng 10, 2007

Kelly Brook gợi cảm trong bộ lịch 2008

Không khí trên bãi biển thơ mộng Miami trở nên ngột ngạt hơn bao giờ hết khi ngôi sao xinh đẹp Kelly Brook xuất hiện trong các tư thế gợi cảm cùng những bộ bikini mát mẻ khi thực hiện bộ lịch áo tắm 2008.

Tất cả những đường cong gợi cảm của Kelly đều nằm gọn dưới bộ áo tắm hai mảnh màu đỏ tươi. Kelly trông thật ấn tượng và hình ảnh của cô gợi cho người ta nhớ đến ngôi sao huyền thoại Rita Hayworth.

Trong bộ ảnh được thực hiện trên một boong tàu đậu tại bãi biển thơ mộng Miami, ngôi sao sở hữu những đường cong tuyệt đẹp này đưa người về phía trước, buông lơi mái tóc nâu xoăn nhẹ và liếc xéo đôi mắt quyến rũ của mình khiến một người đứng xem ấn tượng đến nỗi đã thốt lên với tờ The Mirror: “Ở Kelly toát lên một vẻ đẹp huyền bí như những ánh vàng kim loại”.

“Kelly trông thật dễ chịu với làn da mềm mại của cô ấy và cô ấy trông quyến rũ hơn nhiều so với những ngôi sao có thân hình gầy như que củi mà chúng tôi vẫn thường nhìn thấy ở quay bãi biển Miami này”.

“Rita Hayworth biết làm thế nào để trở thành một ngôi sao gợi cảm và chúng tôi cũng nhìn thấy điều này toát lên ở Kelly”.

Ngôi sao 27 tuổi này hiện được xem là người mặc áo tắm đẹp nhất.

Dưới đây là những hình ảnh gợi cảm của Kelly Brook trong buổi chụp hình ở bãi biển Miami.

Mua Lịch Tết - Lịch Sơn Phủ - quà độc đáo dịp năm mới

Dân trí) - Sản phẩm sáng tạo, chứa đựng giá trị nguồn cội Việt sâu sắc, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được xem là sự kết hợp khéo léo của người thợ thủ công khi sử dụng nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng.
Mua Lịch Tết không chỉ là một thói quen với người tiêu dùng Việt mỗi dịp năm hết Tết đến mà còn là dịp để họ trang trí lại nhà cửa cũng như nhìn lại thành quả của một năm làm việc đã qua. Chính vì vậy, lịch Tết còn là món quà để tặng nhau, gia tăng mối thâm giao giữa những người bạn, giữa doanh nghiệp với bạn hàng và là dịp để Văn hóa Việt lên ngôi.

Chọn một tấm lịch Tết để đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà không phải là điều dễ. Bởi lịch luôn hiện diện trong không gian của bạn, dù là nơi giao tiếp, làm việc hay nghỉ ngơi. Người dễ tính, tấm lịch thế nào cũng được. Nhưng với những người cầu kỳ thì cố tìm cho được một sản phẩm thật độc đáo, để mỗi khi tiếp đãi bạn bè còn tự hào về “gu” thưởng thức của mình. Và vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng những yêu cầu đó.

Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng, một sản phẩm thủ công mà theo như những nghệ nhân làm ra nó thì “bản thân sản phẩm Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng đã mang trong nó giá trị nguồn cội Việt, cái thần của bản sắc Việt ta đã được nhập vào trong đó”. Đột phá trong thiết kế sáng tạo chứa đựng giá trị nguồn cội Việt, Lịch tết 2007 Gốm Phủ Sơn Đồng được người thợ thủ công đã khéo léo tạo hợp từ nguyên liệu gốm của làng cổ Bát Tràng và sơn thếp quê của làng tạc tượng Sơn Đồng nổi tiếng. Ánh hào quang mà bản lịch phản chiếu do được sơn thếp dưới lớp bạc dát mỏng có thể duy trì độ bền tới 25 năm. Các hình tiết được làm bằng gốm Bát Tràng phủ sơn thếp làng Sơn Đồng như: lá dáy, quả mướp, con dơi, chùm nho… đã đa dạng các chọn lựa phù hợp với văn hóa, quan niệm lưỡng nghi của người Việt Nam.

Là sản phẩm của làng nghề truyền thống và được cung cấp độc quyền, lần đầu trên thị trường lịch bloc bởi công ty VN.design, Lịch Sơn Phủ sẽ là món quà độc đáo trong dịp năm mới mà người tặng còn gửi vào trong đó mối thâm tình, thâm giao cũng như lời chúc một năm mới an khang thịng vượng tới người nhận

Lịch năm 2008: Không được phép cung cấp số liệu sai!

(VietNamNet) - Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam!

Đọc bài "Lịch Việt Nam 2008: Cọc cạch về tiết khí", tôi cho rằng, không thể biện minh cho việc cung cấp số liệu lịch sai với bất cứ lý do nào, dù rằng đó là số liệu đã được xét duyệt hay chưa được xét duyệt, đã được đóng dấu đỏ hay chưa được đóng dấu đỏ!
Số liệu lịch ít nhiều thể hiện bộ mặt khoa học, văn hoá của một quốc gia nên không thể làm tuỳ tiện theo ý một số người. Khi công bố cho cả nước, các sự kiện lịch sử sau này sẽ được ghi chép theo lịch hiện hành và cái sai sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam! Đã có thắc mắc từ nhiều người dân, thậm chí gửi đến cả Thủ tướng để hỏi về lịch và hiển nhiên mọi người sẽ đặt câu hỏi: Các cơ quan khoa học và quản lý làm gì nhiều năm nay với mỗi một vấn đề tưởng chừng như không có gì phức tạp này? Và trách nhiệm thuộc về ai?
Trở lại vấn đề số liệu tiết khí cọc cạch mà bài báo đã nêu, tôi xin giải thích thêm ở đây để độc giả không chuyên được rõ. Số liệu lịch Âm Dương gồm 2 phần chính: Ngày tháng Âm lịch và tiết khí. Để tính Âm lịch, cần phải tính ngày mồng 1 đầu tháng, biết ngày đầu các tháng thì sẽ biết các ngày tiếp theo, còn muốn biết đó là tháng mấy, có nhuận hay không thì cần phải tính tiết khí. Chẳng hạn điểm Đông chí luôn luôn rơi vào tháng 11 âm, có thể lấy đây làm căn cứ để đánh số các tháng âm khác.
Khi không tính chính xác tiết khí thì không tính được Âm lịch, do vậy, ở ta, có rất nhiều sách lịch sao chép hay gọi là "biên soạn" từ các tài liệu bên ngoài đều không chỉ rõ số liệu tiết khí. Chính vì không hiểu rõ cách tính cũng như bản chất của tiết khí trong lịch Âm Dương nên đã dẫn đến một số phát biểu không đúng về khái nhiệm này, chẳng hạn, việc cải tiến hay thay đổi tiết khí sẽ vô hình chung làm thay đổi âm lịch mà chúng ta đang sử dụng hiện nay!
Số liệu về tiết khí trong các sách lịch đang lưu hành ở ta khá lộn xộn, có sách không ghi ngày tiết khí mà chỉ đề cập chung chung, có sách chỉ ghi ngày tiết mà không ghi giờ chuyển tiết, có sách ghi số liệu tiết khí chính xác trong phạm vi 2 giờ, có sách ghi chính xác đến phút nhưng theo theo giờ Bắc Kinh và thậm chí các sách cùng in tiết khí theo giờ Trung Quốc cũng sai lệch nhau rất nhiều, đến hàng tiếng…
Để khắc phục tình trạng này, trong cuốn "Lịch Việt nam thế kỷ XX-XXI, 1901-2100" (Nxb Văn hoá Thông tin, 2005), chúng tôi đã công bố giờ chuyển tiết chính xác đến phút theo giờ Việt Nam cho các độc giả quan tâm, nhất là những người nghiên cứu Cổ học Phương đông như là Thời châm sử dụng. Căn cứ để chúng tôi mạnh dạn đưa ra các số liệu này là các mô hình, phương pháp thiên văn hiện đại được sử dụng trong tính toán, là dựa trên hàng ngàn sự đối chiếu, so sánh với các kết quả đáng tin cậy khác (như của Đài Thiên văn Naval, Hoa Kỳ).
Cụ thể bảng sau trình bày số liệu tính toán một số giờ chuyển tiết của chúng tôi và của Đài thiên văn Naval trong năm 2008 sắp tới (theo giờ Việt Nam):
Tiết khí
Ngày/Tháng
Naval
Kết quả của chúng tôi
Xuân phân
20/03
12 giờ 48ph
12 giờ49ph
Hạ chí
21/06
06 giờ59ph
07 giờ 00ph
Thu phân
22/09
22 giờ 44 ph
22 giờ 45 ph
Đông chí
21/12
19 giờ 04 ph
19 giờ 04 ph
Không chỉ riêng chúng tôi mà anh Hồ Ngọc Đức ở Cộng hoà Liên bang Đức (http://www.informatik.uni-leipzig.de/) hay GS. Edward M. Reingold, một chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch (Professor Edward M. Reingold, Illinois Institute of Technology, Chicago, U.S.A.) trong thư gửi gần đây cho chúng tôi cũng công bố các kết quả tương tự. Về 2 tiết cọc cạch mà Trung tâm Thông tin Tư liệu cung cấp cho các nhà xuất bản thì kết quả của chúng tôi và của anh Hồ Ngọc Đức là:
Tiết khí
Ngày/Tháng
Kết quả của chúng tôi
Hồ Ngọc Đức
Đại hàn
20/01
23 giờ giờ 44ph
23 giờ43ph
Cốc vũ
19/04
23 giờ52ph
23 giờ 50ph
Có thể thấy, do thời điểm chuyển tiết rơi vào gần nửa đêm nên các tính toán cũ kém chính xác hơn đã nhầm sang ngày hôm sau! Đây không phải là sai sót duy nhất nhưng đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ thì chúng ta đành chấp nhận sự thật lịch sử, còn đối với số liệu tương lai như năm 2008 thì không thể bỏ qua! Không lẽ vì thiếu một Hội đồng xét duyệt, thiếu con dấu đỏ mà chúng ta vẫn chấp nhận các số liệu kém chính xác (Hội đồng khoa học cuối cùng xét duyệt về lịch là năm 1992)! Và điều trái khoáy này đã diễn ra gần 10 năm nay ở Ban Lịch Nhà nước (nay gọi là Phòng Nghiên cứu Lịch), thật sự không hiểu nổi các nhà quản lí?Trần Tiến Bình(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Tính chất các sao và thuyết “thiên nhân tương ứng”

Ngày giờ nào tốt hay xấu? Tốt xấu đối với việc gì? Tuỳ thuộc vào tính chất của các ngôi sao ngự trị trái đất trong ngày giờ đó, những sao có sẵn trong thiên văn học cổ đại, nhưng cũng có nhiều ngôi sao ước lệ, tuỳ theo tính chất và quy luật vận hành mà đặt tên.


Trong thuật chiêm tinh có tên chung gọi là “Thần sát” (Sát đồng nghĩa với tinh=Sao). Theo chu kỳ vận hành, Thần sát có 3 loại:

Niên Thần Sát (Theo chu kỳ năm: năm nào chiếu vào ngày nào).

Nguyệt thần sát ( Tháng nào chiếu vào ngày nào trong tháng).

Nhật thần sát (Ngày nào cũng có nhưng mỗi ngày chiếu vào một giờ).

Người xưa hình dung mỗi ngôi sao trên một bầu trời do một vị thần cai quản dưới sự điều khiển chung của ông trời.


Về tính chất mỗi sao một khác đối với từng việc và có mức độ khác nhau, đại thể chia ra làm 2 loại: Cát tinh (sao tốt) và hung tinh (sao xấu). Trong thiên văn học cổ đại không có sao tốt, sao xấu, vậy căn cứ vào đâu thuật chiêm tinh quy định sao tốt hay sao xấu?


Cơ sở triết học là kinh dịch, là thuyết “Thiên nhân tương ứng” (mối quan hệ giữa Trời và Đất và con người, giữa con người và vạn vật trong vũ trụ ), là luật âm dương ngũ hành xung hợp, sinh khắc, chế hoá lẫn nhau, thêm vào đó là tín niệm tôn giáo: Mọi hoạ phúc trên đời đều do một lực siêu nhiên có uy quyền sắp xếp.Nhưng thuật chiêm tinh không hoàn toàn lệ thuộc vào số phận mà luôn phát huy chủ thể của con người. Mọi việc của mình, vì mình phải luôn do mình chủ động gánh vác, chịu trách nhiệm, tìm đến việc chọn ngày giờ để nắm đúng thời cơ, hợp ý trời, thuận lòng người ( Theo thuyết “Thiên nhân tương ứng”).

Lịch vạn niên nhằm mục đích gì

Nói một cách ngắn gọn là để xử sự đúng đắn trước một thực trạng xã hội: tục chọn ngày chọn giờ vốn thuộc phong tục cổ truyền, vậy điều gì nên theo, điều gì nên bỏ cho phù hợp với hoàn cảnh và thời hiện đại ngày nay, đâu là ranh giới giữa “ Tôn trọng tự do tín ngưỡng” và “ Bài trừ mê tín dị đoan” theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính phủ.


Chúng tôi đề cập đến một số vấn đề để mọi người cùng tham khảo:



Có ngày tốt, ngày xấu hay không?
Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu, tìm giờ lành, kiêng giờ dữ, có hẳn là mê tín nhảm nhí không?
Vì sao tục chọn ngày, chọn giờ, chọn hướng còn tồn tại lâu đời, chẳng những âm ỉ lưu truyền nhiều nơi trong nước ta, mà lan truyền ở các nước trên thế giới, kể cả các nước nông nghiệp lạc hậu và các nước công nghiệp tiên tiến, các nước phương Đông và phương Tây.
Căn cứ lý luận của lịch pháp phương Đông? Thiên văn học cổ đại, căn cứ để làm lịch có tính pháp định gồm những nội dung gì? Từ thiên vănhọc cổ đại vận dụng vào thuật chiêm tinh để chọn ngày giờ như thế nào.
Diễn biến lịch sử từ khi nảy sinh các thuật chiêm tinh tính đến thời kỳ hình thành lịch vạn niên
Lịch vạn niên có từ thời nào? Cơ cấu của lịch vạn niên Trung Quốc với lịch vạn niên triều Nguyễn nước ta.
Nội dung Ngọc hạp thông thư tức lịch vạn niên triều Nguyễn.

Bàn về lịch vạn niên là nghiên cứu, vận dụng phép biện chứng, vận dụng quan điểm lịch sử và ánh sáng khoa học hiện đại, soi chiếu vào thuật chiêm tinh cổ đại, thử phân tích những điều gì mâu thuẫn, những điều gì lạc hậu lỗi thời cần phải loại bỏ, những điều gì chứa đựng hạt nhân logic có thể chấp nhận, tìm lấy những cốt lõi, những cái hay cái đẹp trong phong tục cổ truyền, loại bỏ những tạp chất, trên tinh thần “đãi cát tìm vàng”.


Người đọc chắt lọc được những điều bổ ích để sáng suốt tự xử sự việc mình, việc nhà, việc họ, việc xóm giềng, việc làm ăn liên kết, hợp với thời đại và cảnh ngộ riêng.

Thực trạng về lưu hành lịch vạn niên trên thị trường nước ta những năm gần đây

Phải thừa nhận rằng trong những năm đầu có cuốn được viết nghiêm túc, lại hợp với tâm lý thị hiếu quần chúng lúc bấy giờ, nên mặc dầu sách “in chui” vẫn bán chạy. Dần dần các năm sau, chạy theo đồng tiền, sách rởm ra nhiều, thậm chí có cuốn mầu mè tô vẽ rất đẹp, nhưng bên trong chép lại y nguyên một cuốn của năm trước, chỉ đổi ngày, miễn sao sách bán được trót lọt. Người đọc thắc mắc muốn được giải đáp, nhưng sách không có tên tác giả, không có nhà xuất bản, chẳng ai biết hỏi ai.


Riêng năm Quý dậu (1993) chúng tôi được xem 8 cuốn lịch Vạn sự. Tám cuốn đó chèo chống nhau nhiều, cùng một ngày, cuốn X ghi: “nên xuất hành, giá thú...”, cuốn Y ghi: “ kỵ xuất hành, giá thú”. Có cuốn ghi: Tháng giêng, ngày Sửu trực Kiến. Tháng 2,3,4... cho đến tháng chạp vẫn ngày Sửu trực Kiến. Nếu ngày Sửu trực Kiến, ngày Dần trực Trừ, ngày Mão trực Mãn....Suốt năm 12 trực trùng với 12 chi cố định, vậy thì ai đặt trực làm gì cho thêm phiền phức. Khảo sát một cuốn lịch năm ất Hợi riêng vấn đề kỵ an táng: Có trên chục trường hợp, liên tục 8-10 ngày liền kỵ an táng. Thí dụ: từ 11 đến 21 tháng 8 kỵ an táng. Tưd 3 đến 13 tháng 8 nhuận kỵ an táng. Thử hỏi nếu người ta không chịu chọn ngày mà chết, nhỡ chết vào những ngày đầu kỳ ( như 11/8 hay 2/8 nhuận) vậy phải đợi đến bao giờ mới chôn.


Đặc biệt gần đây, như dư luận và báo chí đã nêu, năm Bính Tuất (2006) hầu hết “Lịch Vạn sự” đều lấy theo lịch Trung Quốc, cụ thể là 1 tháng 6 âm phải là ngày 25/6 dương lịch, thì lại ghi vào ngày 26/6, tức là chậm một ngày! Và sự sai lệch này kéo dài suốt cả tháng 6 âm lịch, đến tận ngày 29 tháng 6 âm (24/7/2006)!


Hơn nữa, để câu khách, một số “ Lịch Vạn sự” còn cài thêm những nội dung không dính dáng gì đến lịch, thí dụ : cách giải hạn sao Thái Bạch dùng bùa phép như thế nào, dùng giấy màu vàng hay xanh, đốt mấy ngọn nến, đốt cắm ở đâu? Hoặc nam nữ tuổi nào lấy được nhau, tuổi nào không hợp không nên lấy...


Chính vì vậy những cuốn được mệnh đanh là “Lịch Vạn sự” dần dần mất tín nhiệm, nhiều người thấy lạ mua về mới xem qua đã phải bỏ đi. Vì “danh bất chính nên ngôn bất thuận”, những người biên soạn thận trọng, nghiêm chỉnh cũng phải chịu chung số phận với những kẻ làm ăn cẩu thả, vô trách nhiệm.

Lịch vạn niên là gì ?

Lịch vạn niên còn gọi là Hoàng lịch thông thư, Hiệp ký lịch, Hiệp kỷ biện phương thư, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Ngọc hạp v.v...


Lịch vạn niên là loại lịch dùng cho nhiều năm, soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng, lịch vạn niên dựa vào thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác thuộc khoa học cổ đại phương Đông như thập nhị trực (Kiến Trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú, 12 cung Hoàng đạo, Hắc đạo... để tính ngày giờ tốt xấu.


Cuốn lịch Vạn niên thông dụng ở nước ta dưới triều Nguyễn là cuốn “Ngọc hạp thông thư”. Sở dĩ gọi là thông dụng, vì rải rác qua các tủ sách của các nhà Nho còn sót lại, chúng tôi tìm được các bản viết tay, quyển thì rách đầu, quyển thì mất đuôi, quyển thì bị xé giữa, mặc dầu viết tay, mặc dầu sưu tầm ở các địa phương cách xa nhau (Bắc Thái, hải Hưng, Hà Nội,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên..) nhưng nội dung vẫn thống nhất.


Có thể nói, Ngọc hạp thông thư là cuốn sách gối đầu giường của các cụ nhà Nho nước ta thời trước: Động đến việc gì lớn hay nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới, săn bắn, trong lễ nghi tế tự, giao dịch, trong mọi mặt sinh hoạt gia đình, họ hàng, làng xóm, các cụ đều mở lịch ra chọn ngày lành,tránh ngày dữ.


Ngoài ra, trước năm 1945, ở nước ta cũng lưu hành một số sách khác như Vạn bảo toàn thư, Đổng công tuyển trạch nhật, Chư gia tuyển trach nhật in ẫn ở Trung Quốc đưa sang, hay cuốn Tăng bổ tuyển trach thông thư quảng ngọc hạp ký in ở Việt Nam dưới các triều đại nhà Nguyễn. Tất cả những cuốn trên đều dùng nội dung lịch vạn niên, nhưng pha trộn thêm nhiều tà thuyết, trong đó có những tà thuyết đã bị bác bỏ từ thời vua Khang Hy triều nhà Thanh.


Dưới triều Nguyễn (1802-1945) có Khâm định Vạn niên thư (triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu trị, Tự Đức) và Đại Nam hiệp kỷ lịch ( Từ triều Thành Thái1900 trở về sau). Đó là những cuốn lịch có tính có tính pháp định, do toà Khâm thiên giám soạn, đệ trình nhà Vua và do nhà vua ban cho thần dân hàng năm. ngọc hạp thông thư tức cuốn lịch vạn niên chúng tôi đề cập ở đây cũng do Khâm Thiên giám ban hành, cũng có chung cơ sở lý luận thuộc thiên văn học cổ dại nhưng không phái là Khâm định Vạn niên thư.


Lịch Vạn niên dùng để chọn ngày tốt ngày xấu còn phải dựa vào một loạt “thần sát” của thuật chiêm tinh cổ đại.


Lịch vạn niên cũng khác với Lịch vạn sự của từng năm, nhất là các cuốn gọi là “Lịch vạn sự” lưu hành trên thương trường nước ta những năm gần đây.

Cơ sở tính toán lịch Việt Nam

Quy tắc tính Lịch âm Dương Á Đông:
Quy tắc tính Lịch âm Dương Việt Nam và Trung Quốc hiện nay giống nhau và chỉ khác ở múi giờ tham chiếu. Tuy nhiên sự khác nhau về múi giờ có thể dẫn đến sự khác nhau về điểm sóc tháng nhuận, ngày tết hay ngày chuyển tiết giữa lịch hai nước sau này chúng ta sẽ thấy.Các quy tắc tính lịch phát biểu ở đây hoàn toàn thống nhất với các quy tắc do đài thiên văn Tử Kim Sơn công bố (liu và Ste, 1984). Mặt khác, đây cũng là cách ghi tiếp cận của cố GS.Hoàng Xuân Hãn đề nghị tức là sử dụng các số liệu, phương pháp, mô hình tính hiện đại cuả Phương Tây để tính chính xác các điểm Sóc, Khí, rồi theo phép “Không trung khí là nhuận” của trung lịch để xác định tháng nhuận. Theo ông: “ Đó là hợp thuật hiện đại với phép lịch xưa để có thể duy trì một lịch pháp hợp thiên thời, địa lợi và nhân trí nhất”! Dựa vào quy tắc được phát biểu sau đây như những “tiên đề” và áp dụng các phương pháp , mô hình thiên văn hiện đại chúng ta có thể tính lịch Việt Nam (và Trung Quốc) một cách chính xác, hợp với phép lịch xưa, có một nghiệm duy nhất mà không cần thêm bất cứ một điều kiện nào khác- như sẽ giải thích và minh chứng ở phần dưới.
Quy tắc tính:
a. Ngày đầu tháng là ngày Sóc (Không trăng).
b. Năm bình thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng.
c. Ngày đông chí luôn rơi vào tháng 11.
d. Trong năm nhuận tháng không có Trung khí là tháng nhuận, tháng này đánh số trùng với tháng trước nó (thêm chữ nhuận). Nếu trong năm nhuận có hai tháng không có Trung khí thì tháng đầu tiên sau Đông chí được coi là tháng nhuận.
e. Tính toán dựa trên kinh tuyến pháp định (ở Việt Nam là 105 độ Đông và ở Trung Quốc là 120 độ Đông).
Giải thích về quy tắc
Sau đây chúng tôi giải thích về các quy tắc trên và minh hoạ bằng một số ví dụ, điều này là cần thiết vì có nhiều người hiểu không đúng về cách tính lịch, nhất là việc xác định tháng nhuận. Chẳng hạn theo 2 tác giả Nachum Dershowitz và Edward M.Reingold thì nhiều người không hiểu biết về Lịch âm Dương Á đông đã sai lầm khi cho rằng năm nhuận được tính dựa theo chu kỳ Meton 19 năm, hoặc tuyên bố là không có tháng nhuận sau các tháng 11, 12 hay các tháng 1. Điều này là không đúng ít nhất kể từ năm 1645 sau c.n và trong ví dụ dưới đây ta sẽ thấy là năm 2033 có tháng 11 nhuận.
(Theo quan điểm tính toán thì Lịch âm Dương Á Đông đã trải qua ba cải cách quan trọng: vào năm 104 trước c.n (đời Hán) quy tắc tháng nhuận là tháng Âm không chứa trung khí bắt đầu được áp dụng và điểm Sóc cũng như điểm khí (Tiết khí và trung khí) được tính trung bình, năm 619 sau c.n (đời Đường) các nhà làm lịch bắt đầu tính được Sóc thực và tới năm 1645 sau c.n ( đời Thanh) thì bắt đầu tính cả các điểm khí thực-Giá trị trung bình hay giá trị thực ở đây ám chỉ việc người xưa lức đầu coi chuyển động quỹ đạo của trái đất hay mặt trăng là chuyển động đều sau đó mới tính chuyển động thực tốc độ thay đổi.
Ngày mồng 1 Âm lịch:
Ngày được bắt đầu từ nửa đêm tới nửa đêm tiếp theo (từ 0 giờ đến 24 giờ). Dù điểm Sóc rơi vào bất cứ giờ nào trong ngày thì cả ngày đó (kể từ 0 giờ) là ngày Sóc, tức Ngày mồng 1 Âm. Với điểm Trung khí cũng vậy, dù điểm trung khí xẩy ra trước thời điểm Sóc nhưng ở cùng ngày thì cũng coi như nằm trong tháng Âm tính từ 0 giờ ngày Sóc hôm đó. Chẳng hạn Điểm Đông chí rơi vào 0 giờ 23’và điểm Sóc rơi vào 19 giờ 46’ (theo giờ Bắc Kinh) ngày 22 tháng 12 năm 1984 cho nên có thể coi tháng Âm bắt đầu từ 0 giờ ngày 22 tháng 12 này chứa điểm Đông chí trên. trong tính toán cụ thể điều này có nghĩa là chúng ta làm tròn đến số nguyên ngày Julius.
Tháng Âm lịch:
Khoảng thời gian giữa hai điểm Sóc kế tiếp nhau chính là Tháng giao hội, trong Lịch âm Dương Á Đông các Tháng giao hội ( với độ dài trung bình 29.53 ngày) được xấp xỉ bằng chuỗi tháng 29 và 30 ngày và các tháng này gọi là tháng Âm. Tháng Âm 29 ngày gọi là tháng thiếu Tháng Âm 30 ngày gọi là tháng đủ, độ dài tháng Âm chính bằng số ngày giữa hai ngày Sóc kế tiếp vào ngày 30 tháng 5, do vậy tháng 4 âm chỉ có 29 ngày và là tháng thiếu. Nếu biết ngày Julius tương ứng với các ngày Sóc ta chỉ việc trừ đi hai ngày Julius sẽ biết độ dài tháng, thí dụ cũng ở bảng 5. Ngày Julius của30 tháng 5 là 2445851 và ngày Julius của ngày Sóc kế tiếp (ngày 29 tháng 6) là 2445881 nên tháng 5 âm có 2445881-244581= 30 ngày là tháng đủ.
Năm Âm lịch
Do độ dài 12 tháng Âm trung bình bằng 354.3671 ngày, ngắn hơn khoảng 11 ngày so với năm Xuân phân (trung bình =365.2422 ngày) nên để cho phù hợp với thời tiết cứ sau vài ba năm người ta lại chèn thêm tháng nhuận vào theo quy tắc d. ở trên. Như vậy năm Âm lịch bắt đầu từ tết Nguyên đán và kết thúc vào ngày trước tết Nguyên Đán kế tiếp có 12 hoặc 13 tháng Âm. Trong năm thường ( 12 tháng Âm) có 353, 354 hoặc 355 ngày,còn năm nhuận có 383, 384, 385 ngày. Trong Lịch âm Dương á đông năm Xuân phân được đánh dấu từ điểm Đông chí này đến điểm Đông chí tiếp theo chứa 24 khí và lịch 24 khí này tục gọi là lịch nhà nông, năm Âm lịch không phải là lịch nhà nông vì không thích hợp cho dự báo thời tiết mặc dù nhiều người vẫn gán nhầm tên này cho nó.
Xác định tháng nhuận:
Độ dài tháng Âm biến đổi trong khoảng 29.27 ngày đến 29.84 ngày. Giữa hai điểm Đông chí liên tiếp nhau chỉ có thể có 12 hay 13 điẻm Sóc, không thể ít hơn 12 và nhiều hơn 13!Nếu giả dụ chỉcó 11điểm Sóc, lúc này giữa hai Đông chí nhiều nhất có: 12 tháng Âm x 29.84 ngày<358>380 ngày, điều này là không thể được vì các độ dài trên nhỏ hơn hoặc lớn hơn khoảng cách giữa hai Đông chí! Tương tự như vậy, giữa các điểm Đông chí của hai năm liên tiếp như của năm N-2 và năm N hay của năm N-1 và N+1 chỉ có thể chứa 24 hoặc 25 tháng Âm nên nếu giữa hai Đông chí (thí dụ của năm N-2 và năm N ) có tháng nhuận (13 điẻm Sóc) thì giữa hai Đông chí của năm liền kề như của năm N-2 và năm N-1 hay của năm N và năm N +1 sẽ chỉ có 12 điểm Sóc và không có tháng nhuận. Nếu giữa hai Đông chí có 13 điểm Sóc thì dứt khoát sẽ tồn tại 2 điểm Sóc kế tiếp nhau không chứa một trung khí nàoví một năm Xuân phân chỉ có 12 Trung khí (nguyên lý hộp Dirchlet).Để làm rõ thêm chúng ta hình dung các trung khí giữa hai Đông chí tạo thành các vách ngăn của 12 hộp, 13 điểm Sóc như 13 hạt thóc bỏ vào 12 hộp thì ít nhất tồn tại một hộp chứa nhiều hơn 2 hạt thóc và giữa 2 hạt thóc này (2 điểm Sóc) không có vách ngăn Trung khí nào.(Khoảng thời gian giữa hai Trung khí thay đổi từ 29.44 ngày đến 31.44 ngày nên hoàn toàn có thể xấy ra trường hợp một tháng Âm chứa hai Trung khí ). Tháng đầu tiên sau Đông chí không có Trung khí như thế gọi là tháng nhuận, điều này đúng cho một năm N bất kỳ.
Tóm tắt các bước tính tháng nhuận:
Xác định các điểm Đông chí của năm N-1 và năm N (ký hiệu là Đ-1 và Đ)
Xác định các điểm Sóc giữa hai điểm Đông chí trên ký hiệu là S(1), (2)…đến S(12)hoặc S (13), nếu có 13 điểm Sóc thì giữaXác định các điểm có tháng nhuận.
Xác định các điểm Trung khí giữa Đ-1 và Đ, không kể Đ-1 và Đ thì luôn có 11 Trung khí tất cả.
Nếu có tháng nhuận thì tháng [S(k), S(k+1K] đầu tiên sau điểm Đ-1 không chứa Trung khí là tháng nhuận.
Các tháng Âm được đánh số sao cho hai tháng chứa các điểm Đông chí Đ-1 và Đlà các tháng mang số 11.
(Khi nói năm N có tháng nhuận ta cần hiểu câu này chỉ liên quan đến khoảng thời gian từ Đông chí năm N-1 đến Đông chí năm N mà không phải tính từ 1 tháng 1 đến 31 tháng 12 năm N vì Điểm Đông chí thường rơi vào khoảng 21 (hay 22) tháng 12 hàng năm.
Thí dụ1: Tại sao năm 1968 Việt Nam ăn tết Nguyên Đán trước Trung Quốc một ngày?
Việc miền Bắc bắt đầu chuyển sang dùng lịch Việt Nam chính xác không phải bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1968 mà sớm hơn 1 ngày, từ ngày 31 tháng 12 năm 1967 tương ứng với ngày mồng 1 tháng Chạp cả ở lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc nhưng điểm Sóc tiếp theo xẩy ra lúc 23 giờ 29’ (giờ Việt Nam) ngày 29 tháng 1 năm 1968 (nên tháng chạp lịch Việt Nam chỉ có 29 ngày), lúc này theo giờ Bắc kinh đã là 0g 29’ ngày 30 tháng 1 ( vì vậy tháng chạp ở Trung Quốc có 30 ngày), cho nên để chuyển sang đung lịch Việt Nam từ 1968 thì ngày 31 tháng 12 năm 1967 phải ghi là mồng một tháng chạp thiếu thay vì là tháng chạp đủ như cũ. Cũng vì vậy tết Nguyên Đán năm Mậu Thân 1968 theo lịch Việt Nam là ngày 29 tháng 1, còn theo lịch Trung Quốc là ngày 30 tháng 1!
Thí dụ 2: Tại sao lịch Trung Quốc có tháng 10 nhuận vào năm 1984 trong khi lịch Viẹt Nam có 2 tháng nhuận vào năm 1985 và tết Nguyên đán ở hai nước lại lệch nhau 1 tháng?
Có hai điểm Trung khí khác nhau là Đông chí năm 1984 và Xuân phân năm 1985. Điẻm Đông chí năm 1984 xẩy ra lức 23 giờ 23’ gìờ Việt Nam ngày 21 tháng 12 tức 0 giờ 23’ giờ Trung Quốc ngày 22 –2 12 và điểm Xuân phân rơi vào 23 giờ 14’ giờ Việt Nam ngày 20 tháng 3 năm 1985 tức 0 giờ 14’ngày 21 tháng 3 theo giờ Trung Quốc. Theo giờ Việt Nam ta thấy là giữa Đông chí năm 1983 và năm 1984 (từ ngày 22/12/1983 đến ngày 22/12/1984) chỉ có 12 điểm Sóc nên khoảng thời gian này lịch Việt Nam không có tháng nhuận. Ngược lại theo giờ Trung Quốc thì từ ngày 22/12/1983 đến ngày 22/12/1984 (khoảng cách giữa hai Đông chí dài thêm một ngày) có tất cả 13 điểm Sóc (điểm Sóc cuối cùng rơi vào đúng vào ngày Đông chí 22/12) và tháng Âm từ 23/11 đến 22/12 không chứa Trung khí nào nên là tháng nhuận. Mặt khác theo giờ Việt Nam từ Đông chí ngày 21/12/1984 đến Đông chí ngày 22/12/1985 cso 13 điểm Sóc và tháng Âm bắt đầu từ ngày 21/3đến ngày 19/4/1985 không chứa Trung khí nào nên tháng Âm này chính là tháng 2 nhuận (nhưng theo giờ Trung Quốc thì tháng này lại chứa một Trung khí là điểm Xuân phân ). Do sự khác nhau về tháng nhuận nên ngày mồng một Tết Ất Sửu ở Việt Nam rơi vào 21 tháng 1 (1985) còn ở Trung Quốc là ngày 20/2/1985. Như vậy trong hai năm 1984,1985 lịch Việt Nam và Trung Quốc khác nhau từ ngày 23/11/1984 đến ngày 19/4/1985 và giống nhau ở các khoảng thời gian còn lại-về các điểm khí có 3 tiết không trùng nhau, ngoài tiết Đông chí và Xuân phân kể còn tiết Bạch lộ (1985) cũng khác biệt nhau một ngày giữa hai lịch! (Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)

Lịch Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Điểm qua các lịch đã được sử dụng ở Việt Nam từ xưa đến nay: Việc nghiên cứu, phục hồi cổ lịch vượt ra ngoài nội dung này nên chỉ trình bày một số tóm lược dựa chủ yếu vào các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của Gs. Hoàng Xuân Hãn và Pgs. Lê Thành Lân - những trích lục từ các nguồn sử liệu khác cũng được lấy lại từ hai tác giả trên. Ngoài ra có một số ý kiến chưa được kiểm chứng kỹ hay nhất trí rộng rãi cũng được đưa vào để bạn đọc tham khảo, hy vọng trong tương lai sẽ có một bức tranh đầy đủ hơn về lịch Việt Nam qua các giai đọan lịch sử .
Lịch trong xã hội xưa:
Lịch giữ một vị trí đặc biệt trong quan niệm của người á đông thời xưa, ở Trung Hoa lịch được xem là lệnh trời bày cho dân để theo đó mà làm nông vụ cũng như tế lễ, còn vua là thiên tử, thay trời trị vì thiên hạ và hàng năm ban lịch cho thần dân và các nước phiên bang. ở Việt Nam mỗi năm lễ ban lịch gọi là Ban Sóc cũng được tổ chức rất long trọng có nhà vua và hàng trăm văn võ bá quan tham dự. Các cơ quan làm lịch ở nước ta trước đây rất quy củ, Thời Lý có Lầu chính Dương, Thời Trần có Thái sử Cục, thời Lê có Thái Sử Viện, thời Lê Trung Hưng có Tư Thiên Giám, thời Nguyễn có Khâm Thiên Giám…Các cơ quan này không chỉ làm lịch mà còn "Coi các việc": suy lượng độ số của trời, làm lịch, báo thời tiết, như thấy việc tai dị hay điềm lành, được suy luận làm khải trình lên’
Trích từ Nguyên sử và Đại việt sử ký toàn thư” thì vào thời trần (1301), Đặng Nhữ Lâm khi đi sứ sang Nguyên đã bí mật vẽ đại đồ Cung Uyển, thành Bắc Kinh, mang sách cấm về, sự việc lộ ra và bị vua Nguyên trách cứ. Có thể trong các sách cấm đó có thư tịch về lịch pháp nên sau này con cháu ông là đặng Lộ ra làm quan Thái sử cục lệnh Nghi hậu lang đã chế ra Lung linh nghi để khảo sát hiên tượng tỏ ra rất đúng và vào năm 1339 đặng Lộ trình vua Trần Hiến Tông xin đổi lịch thụ thời sang lịch Hiệp kỷ đã được vua chấp thuận.
Như vậy các cơ quan làm lịch bao gồm cả chức năng dự báo thời tiết, thiên văn và chiêm tinh học. Tuy nhiên, hiện nay tư liệu về lịch Việt Nam còn lại rất ít nguyên nhân một phần do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chiến tranh liên miên tàn phá, một phần do lịch pháp gần như là một thứ bí thuật không phổ biến, cộng với việc khoa học nhất là khoa học tự nhiên không được chú trọng phát triển trong thời phong kiến. Điều này gây trở ngại cho việc tìm hiểu về lịch Việt Nam trong quá khứ và đó cũng là lý do khiến các nghiên cứu về lịch ở nước ta rất hiếm hoi.
Các nhân vật nổi tiếng trong lịch pháp thời xưa có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán vào cuối thời Trần (1325-1390) và Trần Hữu Thận (1754-1831), Nguyễn Hữu Hồ (1783-1844) ở thời Nguyễn … Trần Nguyên Đán là người thông hiểu thiên văn , lịch pháp và đã viết sách Bách thế Thông kỷ tiếc rằng đến nay không còn, ông chính là cháu tằng tôn Trần Quang Khải là ngoại tổ Nguyễn Trãi.
Liên quan đến nguồn sử liệu còn có các cuốn lịch cổ đáng chú ý sau: Khâm định vạn niên thư (lưu trữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) in lịch từ năm 1544 đến năm 1903, trong đó các năm từ 1850 trở đi là lịch dự soạn cho thời gian tới, Bách Trúng kinh ( lưu giữ tại Viện hán nôm) in lịch thời Lê Trung HƯng ( Lê - Trịnh) từ năm 1624 đến năm 1785, Lịch đại niên kỷ bách trúng kinh (lưu giữ tại Viện hán nôm ) in lịch từ năm 1740 đến năm 1883, ngoài ra còn cuốn Bách trúng kinh khác thấy ở Hà nội năm 1944, sách này chép lịch từ năm 1624 đến năm 1799 nhưng nay không còn.
Lịch Việt cổ và nguồn gốc Lịch Âm Dương Á Đông:
Lịch âm Dương Á Đông mà Trung Quốc và Việt Nam đang sử dụng hiện nay được xem là lịch nhà Hạ (2140 trước c.n -1711 trước c.n , tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Lịch Âm Dương là kết quả của sự giao thoa văn hoá giữa hai vùng Hoa Bắc và Hoa NAm của Bách Việt hay Việt cổ. Vùng Hoa Bắc trồng kê mạch và chăn nuôi còn vùng hoa Nam tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước. Lịch với chức năng chính là phục vụ nông nghiệp (tục gọi là lịch nhà nông) nên phải phù hợp với thời tiết khí hậu của vùng hoa Nam là vựa thóc chính của trung Hoa. Mặt khác sử sách cũng ghi lại một số tư liệu về sự tồn tại lịch của người Việt cổ như truyền thuyết về lịch rùa mà Việt Thường thị khi sang chầu đã dâng lên vua Nghiêu đời Đào đường ( Sách Việt sử thông giám cương mục) hoặc theo thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi vua nhà Hán (Thế kỷ 2 trước c.n) thì “ từ thời Tam đại thịnh trị đất Hồ đất Việt không tuân theo lịch của Trung Quốc” (Đại việt sử ký toàn thư).Ngoài ra cũng có những bằng cớ chứng tỏ là từ lâu trước thời kỳ Bắc thuộc cư dân nước Văn Lang đã sử dụng một thứ lịch riêng, chẳng hạn các tư liệu về lịch của dân tộc Mường và nhứng điều được miêu tả trong Đại Nam thống nhất chí: “ Thổ dân ở huyện Bất Bạt và Mỹ Lương, hàng năm lấy tháng 11 làm đầu năm, hàng tháng lấy ngày 2 làm đầu tháng, gọi là ngày lui tháng tiến, lại gọi là ngày nội, dùng trong dân gian, còn ngày quan lịch, thì gọi là ngày ngoại, chỉ dùng khi có việc quan”.
Lịch Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau
Các sự kiện lịch sử ở nước ta vốn được ghi chép theo theo Lịch âm Dương Á Đông và để có một niên biểu lịch sử chính xác cần biết rõ loại lịch nào đã được sử dụng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. tuỳ thuộc vào quan hệ bang giao giữa hai nước trong từng thời kỳ mà lịch Việt Nam có lúc trùng có lúc lại lại khác với lịch Trung Quốc. Mặt khác bản thân lịch Trung Quốc đã trải qua nhiều lần thay đổi, cải cách (tính từ Thế kỷ 14 trước c.n là năm bắt đầu xuất hiện đến nay riêng lịch Trung Quốc đã trải qua hơn 50 cải cách khác nhau), điều này làm cho việc so sánh đối chiếu niên đại lịch sử giữa hai nước thêm phức tạp. Các kết quả khảo cứu của Gs. Hoàng Xuân hãn và pgs. Lê Thành Lân cho biết:
Trong 1000 năm Bắc thuộc (từ khi Triệu Đà đánh bại nhà Thục và xâm chiếm nước ta đến lúc Đinh Bộ Lĩnh lập nên Đại Cồ Việt) lịch dùng chính thức ở nước ta là lịch Trung Quốc hoặc thuộc phần phía nam Trung Quốc bị phân chia (Việt sử ở thời kỳ này được ghi chép rất sơ sài gây khó khăn cho việc khảo cứu).Trong thời kỳ đầu của nền độc lập từ đời Đinh (969) đến hết thời Lý Thái Tông (1054) nước ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch nhà Tống ( như lịch Ung Thiên hoặc lịch Sùng Thiên).
Từ đời Lý Thánh tông lên ngôi cuối năm 1054 Việt Nam có lẽ bắt đầu tự soạn lịch riêng, Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt, chấn hưng việc nhà nông, việc học. Lý Nhân Tông nối ngôi năm 1072 và 3 năm sau chiến tranh bùng nổ giữa Đại Việt và Tống ( Lý Thường Kiệt xuất quân đánh Tống đẻ ngăn chặn), bang giao gián đoạn giữa hai nước cho đến năm 1078,trong thời gian này chắc chắn nước ta đã dùng lịch riêng.
Các đời Lý và Trần từ 1080 đến năm 1399; lúc đầu nước ta dùng lịch được soạn theo phép lịch đời tống , sau chuyển sang sử dụng lịch Thụ Thời ( có từ năm 1281 đời Nguyên) và năm 1339 vua Trần Hiến Tông đổi tên lịch Thụ Thpì thành lịch Hiệp kỷ.
Năm 1401 nhà Hồ ( thay nhà Trần tè năm 1399 đổi lịch Hiệp kỷ sang lịch Thuận thiên, không rõ chỉ đổi tên hay phép làm lịch cũng thay đổi.
Năm 1407 nhà Hồ bị mất, nhà Minh đô hộ nước ta và dùng lịch Đại Thống ( nhà Minh lên thay nhà Nguyên năm 1368 và dến năm 1384 thì đổi tên lịch Thụ thời thành lịch Đại Thống, nhưng phép lịch vẫn như cũ. Năm 1428 nước ta được giải phóng nhưng triều Lê tiếp tục sử dụng phép lịch Đại thống cho đến năm 1644 và theo Gs. Hoàng Xuân hãn thì phép lịch này còn tiếp tục được sử dụng cho đến năm 1812 (Gia Long thứ 11 đời Nguyễn) mặc dù từ năm 1644 nhà Thanh đã thay thế nhà Minh và khoảng 3 năm sau thì chuyển sang dùng lịch Thời Hiến.
Gs. Hoàng Xuân hãn rút ra kết luận trên dựa vào sự phục tính lịch Đại Thống từ đời nhà Hồ đến năm 1812 và đem so sánh với quyển Bách trúng kinh do ông sưu tầm được, quyển này in lịch từ năm Lê Thần Tông Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) đến năm Tây Sơn Cảnh Thịnh thứ 7 (1799). Theo một số tư liệu thì vào thời Lê Trịnh( từ năm 1593 đến năm 1788) lịch nước ta có tên là lịch Khâm thụ và Gs. Hoàng Xuân Hãn đồ rằng tên này có từ đầu triều Lê, tên khác nhưng phép lịch có thể vẫn là phép lịch Đại thống nếu như kết quả phục tính của Gs. Hoàng Xuân Hãn ở trên là đúng. Nhà Mạc từ năm 1527-1592 nằm trong khoảng thời gian giữa đầu triều Lê và thời Lê- Trịnh có lễ đã dùng lịch Đại thống do nhà MInh phát hành ít nhất cũng là từ năm 1540.
Về giai đọan từ thời Lê - Trịnh đến năm 1802 có một số ý kiến khác:
Qua khảo cứu cuốn Khâm định vạn niên thư (hiện lưu giữ tại thư viện quốc gia Hà Nội) Pgs. Lê Thành Lân cho biết trong vòng 100 năm từ năm Giáp thìn 1544 đến năm 1643 lịch Việt Nam và Trung Quốc khác nhau 12 lần, trong đó có 11 ngày Sóc , 1 ngày nhuận và tết. Điều này khác với nhận định của Gs. Hoàng Xuân hãn cho rằng trước năm 1644 vào thời Lê Trinh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc cùng dùng theo phép lịch Đại thống nên Giống nhau. Cũng theo Pgs. Lê Thành Lân từ năm Tân Mùi (1631)đến năm Tân Dậu (1801)lịch ở đàng trong trong cuốn Khâm Định vạn niên thư khác với lịch Trung Quốc 92 lần. lịch ở đàng trong tồn tại song hành với lịch Lê- Trịnh (hai lịch khác nhau 45 lần) và lịch Tây Sơn ( hai lịch khác nha 5 lần), mặt khác lịch thời Tây Sơn từ năm Kỷ dậu (1789) đến năm Tân Dậu (1801) khác với lịch nhà Thanh nhưng chưa có sử liệu chứng minh điều này. Lịch đàng trong lúc này có tên là lịch Vạn Toàn (hay Vạn Tuyền, phải đổi tên kị huý).
Từ năm 1813 đến năm 1945: Nhà Nguyễn dùng phép lịch thời Hiến ( giống như nhà Thanh)và gọi là lịch Hiệp Kỷ. Sau khi Pháp cai trị nước ta họ cũng lập các bảng đối chiếu Lịch Dương với Lịch âm Dương lấy từ Trung Quốc, trong khi nhã Nguyễn vẫn soạn và ban lịch của mình ở Trung Kỳ.
Việc chuyển sang dùng phép lịch thời Hiến là do công của Nguyễn Hữu Thuận, khi đi sứ sang Trung Quốc ông đã mang về bộ sách có tên là lịch tượng khảo thành và dâng lên vua Gia Long, sau đó vua sai Khâm Thiên Giám dựa vào đấy để soạn lịch mới. Bộ sách về thiên văn và lịch pháp này do vua Khang Hy sai các lịch quan Trung Hoa cùng với các giáo sỹ Tây phương kết hợp biên soạn và vua Ung Chính sai đem khắc vào năm 1723. Vào tháng chạp năm 1812 lịch Vạn Toàn được đổi tên thành Hiệp Kỷ.
Từ năm 1946 đến năm 1967: Trong giai đọan này Việt Nam không biên soạn Lịch âm Dương mà các nhà xuất bản dịch từ lịch Trung Quốc sang.
Từ năm 1968 đến năm 2010: vào năm 1967 Nha khí tượng công bố Lịch âm Dương Việt Nam soạn theo múi giờ 7 cho các năm từ 1968 đến năm 2000 (Sách lịch Thế kỷ XX).Trước đó vào năm 1959 Trung Quốc cũng công bố Lịch âm Dương mới soạn theo múi giờ 8. Sau đó BAn lịch do K.s Nguyễn Mậu Tùng phụ trách tiếp tục biên soạn l Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010 in trong cuốn lịch n 1901-2010 (xuất bản năm 1992).
(Tổ biên soạn Nha khí tượng được chuẩn bị Thành lập từ năm 1959 dưới sự chỉ đạo cuẩ Gs. Nguyễn Xiển là giám đốc Nha khí tượng. Tổ làm nhiệm vụ quản lý lịch nhà nước và biên soạn, dịch thuật lịch Thiên văn Hàng hải cung cấp cho Hải quân. Đến năm 1967 tổ soạn được 33 năm Âm lịch, thi hành ở miền Bắc từ 1968. Lịch Thiên văn Hàng hải xuất bản đến năm 1989,1990 thì kết thúc. Năm 1979 theo quyết định của Chính Phủ, phòng Vật lý khí quyển và Thiên văn cùng bộ phận tính lịch chuyển từ tổng cục Khí tượng thuỷ văn sang viện khoa học Việt Nam. Bộ phận quản lý lịch nhà nước được đặt trụ sở thuộc Uỷ ban nghiên cứu vũ trụ Việt Nam. Trong các năm từ 1968-1992 Ban lịch đã soạn thêm được một số năm Âm lịch và kết quả thành bảng lịch Việt Nam (1901-2010). từ năm 1993-1997 do thay đổi về tổ chức hành chính (Uỷ ban vũ trụ giải tán ) nên Ban lịch (thực tế chỉ còn một vài người) chuyển về văn phòng thuộc trung tâm KHTN&CNQG. Ngày 16/4/1998 Giám đốc Trung tâm KHTN&CNQG (gọi tắt là ban lịch nhà nước) trực thuộc Trung tâm thông tin Tư liệu.)
Để thống nhất việc tính giờ và tính lịch dùng trong các cơ quan nhà nước và giao dịch dân sự trong xã hội, ngày 8-8-1967 chính phủ đã ra quyết định số 121/CP do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ký (ngày 14-10-2002 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 134/2002/QĐ-TTg sửa một vài câu chữ trong Điều 1 của QĐ 121/Cp cho chính xác hơn nhưng về cơ bản tinh thần của QĐ 121/CP không có gì thay đổi). Theo QĐ 121/Cp giờ chính thức của nước ta là múi giờ thứ 7 bên cạnh Dương lịch (lịch Gregorius) được dùng trong các cơ quan với nhân dân thì Âm lịch vẫn dùng để tính năm tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ tết cổ truyền. QĐ 121/Cp cũng nêu rõ Âm lịch dùng ở Việt Nam là Âm lịch được tính theo giờ chính thức của nước ta chư Chỉ thị số 354/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư liên bộ số 88-TT/LB ngày 23-11-1970 của Bộ Văn Hoá và Nha Khí tượng, Quyết định 129-CP ngày 26-3-1979 của Hội đồng Chính phủ…
Những thay đổi về giờ pháp định trong Thế kỷ 20 ở Việt Nam:
Mặc dù hầu hết đát liền nước ta nằm dọc theo múi giờ 7 (kinh tuyến 105 độ đông đi qua gần Hà Nội) nhưng trong Thế kỷ 20 này giờ pháp định của nước ta đã bị nhiều lần thay đổi) theo ý định của chính quyền thực dân và hà đương cục. sự biến động chính trị trong Thế kỷ qua ở Việt Nam đã khiến cho giờ pháp định trong cả nước hay từng miền bị thay đổi tới 10lần. Sau đây là các mốc thay đổi giờ pháp định trong 100 năm qua ở nước ta kể từ khi hình thành khái niệm này:
Ngày 1/7/1906
Khi xây dựng xong Đài thiên văn Phủ Liễn, Chính quyền Đông dương ra Nghị định ngày 9/6/1906 (Công báo Đông Dương ngày 18/6/1906)ấn định giờ pháp định cho tất cả các nước Đông Dương theo kinh tuyến đi qua Phủ Liễn (104°17’17” đông Paris) kể từ 0 giờ ngày 1/7/1906
Ngày 1/5/1911
Sau khi nước Pháp ký Hiệp ước quốc tế về múi giờ, theo nghị định ngày 6/4/1911 (Công báo Đông Dương ngày 13/4/1911-trang 803) quy định giờ mới lấy theo múi giờ 7 (tính từ kinh tuyến đi qua Greenwich) cho tất cả các nước Đông Dương bắt đầu từ 0 giờ ngày 1/5/1911.
Ngày 1/1/1943
Chính phủ Pháp ra nghị định ngày 23/12/1942 (Công báo Đông Dương ngày 30/12/1942)liên kết Đông Dương vào múi giờ 8 và do vậy đồng hồ được vặn nahnh lên 60 phút vào lúc 23 giờ ngày 31/12/1942.
Ngày 14/3/1945
Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp và buộc các nước Đông Dương theo múi giờ của Tokyo (Nhật Bản) tức là múi giờ 9 nên giờ chính thức lại được vặn nhanh lên 1 giờ vào 23 giờ ngày 14/3/1945.
Ngày 2/9/1945
Sau cách mạng tháng Tám Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lấy múi giờ 7 làm giờ chính thức (Sắc lệnh số năm/SL Của Bộ nội vụ).
Ngày 1/4/1947
Theo nghị định ngày 28/3/1947 của chính quyền thực dân (Công báo Đông Dương ngày 14/10/1947) thì trong các vùng bị tạm chiếm ở Việt Nam, ở Lào và Campuchia giờ chính thức là múi giờ 8 kể từ ngày 1/4/1947. Tuy nhiên trong các vùng giải phóng vẫn giữ múi giờ 7 và sau Hiệp định giơnevơ các vùng giải phóng ở miền bắc cũng theo múi giờ 7 (Hà nội từ 10/1954 và Hải phòng cuối tháng 5/1955); riêng Lào trở lại múi giờ 7 vào ngày 15/4/1955.
Ngày 1/7/1955
Miền Nam Việt Nam trở lại múi giờ 7 từ 0 giờ ngày 1/7/1955.
Ngày 1/1/1960
Chính quyền Sài Gòn ra Sắc lệnh số 362-TtP ngày 30/12/1959 quy định giờ chính thức của Nam Việt Nam là múi giờ 8, đồng hồ phải vặn nhanh lên 1 giờ kể từ 23 giờ đêm ngày 31/12/1959 (tức 0 giờ ngày 1/1/1960)
Ngày 31/12/1967
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết đinh 121/CP ngày 8/8/1967 khẳng định giờ chính thức của nước ta là múi giờ 7 kể từ 0 giờ ngày 1/1/1968.
Ngày 13/6/1975
Sau khi miền nam được hoàn toàn giải phóng, chính phủ cách mạng Lâm thời đã ra quyết định chính thức trở lại múi giờ 7 và giờ Sài Gòn được vặn chậm lại 1 giờ. (Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)

Các thang thời gian

Hiện có ba cách đo thời gian thông dụng:
Dựa vào sự quay của trái đất quanh trục của nó so với mặt trời hay các ngôi sao khác.
Dựa vào sự chuyển động quỹ đạo của trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
Dựa vào sự dao động các sóng điện từ sinh ra bởi sự chuyển tiếp lương tử ở nguyên tử.
Tương ứng với ba cách đo trên là các thang thời gian: thang thời gian mặt trời (và thời gian sao), thang thời gian động học, thang thời gian nguyên tử.
Thang thời gian mặt trời (và thời gian sao)
Giờ mặt trời.
Giờ mặt trời được xác định đựa vào vị trí của mặt trời so với kinh tuyến tại nơi quan sát: buổi sáng mặt trời ở phía đông kinh tuyến, lúc chính trưa ( hay Chính ngọ) mặt trời ở trên kinh tuyến và buổi chiều mặt trời ở phía tay kinh tuyến.
Giờ thường được ghi thêm AM. vào buổi sáng và PM. vào buổi chiều, viết tắt từ chữ Latin có nghĩa là khoảng trước và sau kinh tuyến (Ante Meridiem và Post Meridiem).
Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mặt trời đi qua kinh tuyến là một ngày, đây là ngày mặt trời thực hay ngày mặt trời biểu kiến. Ngày mặt trời thực biến thiên theo thời gian nên trong thực tế người ta sử dụng giá trị trung bình gọi là ngày mặt trời trung bình, đồng hồ chúng ta đang sử dụng chỉ giờ của ngày mặt trời trung bình tại một kinh tuyến (có thể tới hơn 16 phút) gọi là phương trình thời gian, giá trị của phương trình thời gian được in trong lịch thiên văn hàng năm.
Giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế, đường đổi ngày và giờ mùa hè:
Ngày mặt trời trung bình gắn liền với kinh tuyến tại nơi quan sát, ngày bao gồm 24 giờ, giờ được xác định cho kinh tuyến của một nơi gọi là giờ địa phương trung bình của nơi đó. ngày 1 tháng 11 năm 1884 Hội nghị kinh tuyến Thế giới họp tại Washington đã chia mặt đất thành 24 múi giờ giới hạn bởi 24 kinh tuyến cách đều nhau 15° (1 giờ), các địa phương nằm trong mỗi múi dùng thống nhất một giờ. Giờ múi là giờ địa phương trung bình của kinh tuyến chính giữa múi đó. Múi 0 là múi kinh tuyến giữa của nó đi qua Đài thiên văn Greenwich (Anh quốc), giờ múi số 0 được gọi là giờ quốc tế (UT).
Giờ UT(Universal Time), không phải là GMT (Greenwich Mean Time), vì theo một số tác giả nếu định nghĩa chặt chẽ thì hai đại lượng này khác nhau 12giờ.Thời gian trung bình cuả GMT được đo lúc mặt trời trung bình đi qua kinh tuyến, tức là lúc trưa trung bình, trong khi đó giờ quốc tế (UT) bắt đầu từ nửa đêm.
Bảng 1
Giờ cuả một số thủ đô và thành phố trên thế giới khi ở London là 12 giờ trưa

Accra (Ghana)
12g
Hamilton(Bermuda)
08g
Bombay(ấn Độ)
17g30
Algiers(Algeria)
13g
Hà Nội (Việt Nam)
19g
Narobi(Keya)
15g
Amterdam(Hà Lan)
13g
Hânva (Cuba)
07g
New York(Mỹ)
07g
Anchorage(Alaska)
03g
Hensiki (Phần Lan)
14g
Oslo (Nauy)
13g
Athens( Hy Lạp)
14g
Honolulu,Hawaii
02g
Panamá (Panama)
07g
Baghdad (IRắc)
15g
Istanbul(Thổ Nhĩ Kỳ)
14g
Paris( Pháp)
13g
Bangkok( Thái Lan)
19g
Jakarta (Indonesia)
19g
Praha (Czech)
13g
BắcKinh (Trung Quốc)
20g
Jerusalem(Israel)
14g
Riga (Latvia)
14g
Belgrade (Nam Tư)
13g
Kabul
6g30
Riode Janeiro(Brasil)
09g
Berlin (Đức)
13g
Karachi(Pakistan)
17g
Rome (Italy)
13g
Bogotá (Colombia)
07g
Kiev(Ukraine)
14g
San Juan (Puerto Rico)
08g
Brusels (Bỉ)
13g
Kingston (Jamaika)
07g
Santiago(Chile)
08g
Bucharest(Romania)
14g
Kinshasa (Congo)
13g
Seoul (Nam hàn)
21g
Budapest (Hungary)
13g
Lagos (Nigeria)
13g
Singapor
19g
BuenosAires(Achentina)
09g
La Paz (Bolivia)
08g
Stockholm (thuỵ Điển)
13g
Cairo (Ai Cập)
14g
Lima (Peru)
07g
Sydney (Australia)
22g
Cape Town (Nam Phi)
14g
Lisbon (Bồ đào Nha)
12g
Tehran (Iran)
15g30
Caracas (Venezuela)
08g
Madrid (Tây Ban Nha)
13g
Tokyo (Nhật bản)
21g
Copenhagen (Đan Mạch)
13g
Manila (Philippines)
20g
Vienna (áo)
13g
Dakar (Senegal)
12g
MexicoCity (Mexico)
06g
Warsaw (Ba Lan)
13g
Damascus (Syria)
15g
Montevideo (Uruguay)
09g
Washington (Mỹ)
07g
Dublin (Ireland)
12g
Montréal(Canada)
07g
Wellington (New Zealand)
24g
Glasgow (Scotland)
12g
Moskva (Nga)
15g
Zurich (Thuỵ sĩ)
13g
Tuy nhiên đường biên của múi giờ có thể chạy vòng bao theo các lãnh thổ để thuận tiện và phù hợp với ý muốn của cư dân sinh sống ở đấy. Một trong số các đường biên chạy ngoằn nghèo như vậy là Đường đổi ngày ở giữa Thái Bình Dương dọc theo kinh tuyến 180°, đây là ranh giới giữa hai Bán Cầu Đông và Tây. Khi vượt qua Đường đổi ngày từ đông sang tây lịch phải lùi lại 1 ngày, theo chiều ngược lại, từ Tây sang Đông phải cộng thêm một ngày. ở nhiều nước bên ngoài chí tuyến (vĩ độ ±23°27¢), vào mùa hè đồng hồ được vặn sớm lên 1 giờ và đến mùa đông lại chỉnh như cũ, thời gian vặn sớm lên được gọi là Giờ mùa hè.
Sử dụng Giờ mùa hè nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng vì đèn được bật muộn hơn một giờ vào buổi chiều tối, nhưng ở các nước trong chí tuyến điều này ít có ý nghĩa do thời gian mặt trời mọc hay lặn gần như không thay đổi mấy.
Việc chia thành các múi giờ chỉ trở thành vấn đề cấp bách ở Hoa Kỳ khi mạng lưới tầu hoả phát triển đã cho phép con người di chuyển hàng trăm dặm mỗi ngày. Cho đến năm 1860 các thành phố ở Hợp chủng quốc đều sử dụng giờ địa phương và các giờ này khác nhau xấp xỉ 1 phút mỗi khi di chuyển sang đông hoặc tây 12 dặm. Để khác phục tình trạng có tới hơn 300 giờ địa phương người ta đã thiết lập ra các múi giờ dành cho đường sắt, trước 1883 có 100 múi giờ đường sắt ở Hoa Kỳ.
Giờ Phương Đông :
Tại Trung Quốc thời xưa (và hiện nay vẫn còn dùng trong lịch âm dương) ngày được chia làm 12 giờ và dùng tên 12 chi để gọi giờ, thí dụ từ 23g đến 1 giờ là giờ tý, từ 1g đến 3 g là giờ Sửu… như bảng sau:
23-01
01-03
03-05
05-07
07-09
09-11
11-13
13-15
15-17
17-19
19-21
21-23

Sửu
Dần
Mão
Thìn
Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân
Dậu
Tuất
Hợi Mỗi giờ như vậy lại chia ra Sơ và Chính, như vậy ngày cũng gồm 24 phần như ngày nay. Trong một ngày hai nửa giờ Tí không liên tục, 23 giờ hôm trước gọi là Tí Sơ, 0 giờ là Tí Chính, 1 giờ là Sửu Sơ, 2 giờ Sửu Chính...Người Trung Quốc còn chia ngày thành 100 phần gọi là Khắc bằng 14 phút 24 giây.(cũng có tài liệu nói rằng Khắc bằng 1/5 giờ là 12 phút). Một số nền văn hoá khác cũng chia ngày theo cách riêng cuả mình. Lịch Chaldée chia ngày thành 12 phần như Trung quốc , ở Ai Cập, Hy lạp và La mã cổ xưa ngày và đêm được chia riêng biệt thành 13 giờ bằng nhau. Độ dài của giờ như vậy (trừ vùng xích đạo) bị thay đổi theo mùa vì vào các mùa khác nhau ngày và đêm dài ngãn khác nhau. Hiện người theo đạo Hồi và đạo Do Thái còn sử dụng loại giờ thay đổi theo mùa này vào các mục đích tôn giáo. Lịch Do Thái chia giờ thánh 1080 phần gọi là halaqim (3.5 giây) và mỗi halaqim lại chia thành 76 phần nhỏ hơn . lịch ấn độ chia ngày thành 60 phần gọi là ghatikás (24 phút), và mỗi ghatikás chia làm 60 palas (24 giây). Lịch cách mạng Pháp chia ngày thành 10 giờ, chia giờ thành 100 phút mỗi phút 100 giây.
Giờ sao:
Cũng gióng như trường hợp giờ mặt trời nhưng tham chiếu ở đây là một ngôi sao, ngày sao là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp ngôi sao đi qua kinh tuyến tại nơi quan sát, tức thời gian mà trái đất quay một lần quanh trục của nó. Độ dài ngày sao (gồm 24 giờ sao) ngắn hơn ngày mặt trời và chỉ bằng khoảng 23 giờ 56 phú và 4 giây. Giờ sao gắn với một kinh tuyến cụ thể gọi là giờ sao địa phương của kinh tuyến đó. Giờ sao thích hợp để xác định vị trí các ngôi sao tại thời điểm bất kỳ, thí dụ nếu một ngôi sao có xích kinh bằng 11g 30p 00gy thì vào 11g 30p 00gy giờ sao địa phương sẽ đi qua kinh tuyến tại nơi quan sát.
(Sở dĩ ngày sao ngắn hơn ngày mặt trời 4 phút vì trong khi quay quanh trục của mình trái đất cũng di chuyển trên quỹ đạo xung quanh mặt trời nên mặt trời không còn ở vị trí cũ như trước khi quay. Độ dài ngày sao không phải là một hằng số do các ảnh hưởng nhiễu loạn khác nhau. Ngày sao được dùng trong lịch hindu.
Thang thời gian động lực học:
Do chuyển động quay quanh trái đất bị chậm đi và có các dị thường không dự đoán trước được nên giờ quốc tế (UT) là một thang thời gian không đều, trong khi đó nhiều tính toấn cần độ chính xác cao (cơ học thiên thể, quỹ đạo, toạ độ…)đòi hỏi phải có thang thời gian đều. Từ 1960 đến 1983 các nhà thiên văn sử dụng Giờ lịch (ET- Ephemeris Time) được xác định bằng các định luật động lực học. Từ năm 1984 người ta dùng giờ động lực học (TRáI đấT) thay cho giờ lịch, giờ động lực học được đo bằng đồng hồ nguyên tử và thực chất là sự tiếp nối giờ lịch.
Các tính toán thiên văn phục vụ cho lịch pháp đều sử dụng thang thời gian TRáI đấT, sau đó chuyển qua dân sự UT, giá trị chính xác của hiệu DT=TD-UT chỉ được xác định qua quan sát thực nghiệm. Bảng 2 trình bày một số số liệu DTtừ năm 1620 đến 1998, các số liệu này được lấy từ Astronomical Almanac For 1988 (Washington) và tài liệu [3].
Các nhà thiên văn còn phân biệt giờ động lực học khối tâm (barycentric Dynamical Time-TDB) và Giờ động lực học trái đất . Hai thang giờ này khác nhau nhiều nhất cũng chỉ 0.0017 giây do hiệu ứng chuyển động tương đối của trái đất trên quỹ đạo quay quanh mặt trời. Do vậy ở đây sự sai biệt trên được bỏ qua và dùng chung một ký hiệu chỉ giờ động lực học là Trái đất.

Bảng 2
DT=TD-UT
Năm DT
Năm DT
Năm DT
Năm DT
Năm DT
1620 +121
1700 +7
1780 +16
1860 +7.7
1940 +24.3
1630 +82
1710 + 9
1790 +16
1870 +1.4
1950 +29.1
1640 +60
1720 +10
1800 +13.1
1880 -5.5
1960 +33.1
1650 +46
1730 +10
1810 +12.0
1890 -6.0
1970 +40.2
1660 +35
1740 +11
1820 +11.6
1900 -2.8
1980 +50.5
1670 +24
1750 +12
1830 +7.1
1910 +10.4
1900 +56.9
1680 +14
1760 +14
1840 +5.4
1920 +21.1
1998 +63.0
1680 +8
1770 +15
1850 +6.8
1930 +24.0


Thang thời gian nguyên tử và giây nhuận: Đơn vị giây của thang thời gian nguyên tử được xác định bằng số đếm chu kỳ bức xạ tương ứng với sự chuyển tiếp đặc trưng giữa các mức của nguyên tử cesium 133 (Cs-133), định nghĩa này không liên quan tới bất kỳ hiện tượng thiên văn nào.UTC và giây nhuận: Với sự ra đời của đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cao các nhà khoa học thấy rõ nhược điểm của việc đo thời gian dựa trên chuyển động của trái đất vốn luôn bị dao động. Năm 1967 giây được định nghĩa lại nhưng sự phối hợp giữa UT ( dựa trên chuyển động của trái đất) và định nghĩa mới vẫn tỏ ra không thoả đáng. DO vậy vào tháng 1 năm 1972 người ta đưa ra giờ quốc tế phối hợp ( Universal Time Coordinated-UTC) làm cơ sở cho hệ thống thời gian dân sự trên toàn thế giới. UTC được đo bằng các đồng hồ nguyên tử nhưng khi nào sự chênh lệch giữa thời gian nguyên tử và thời gian dựa trên sự quay của trái đất vượt quá 0.9 giây thì người ta thực hiện sự điều chỉnh 1 giây đó ở UTC, gọi là giây nhuận. điều này xảy ra trung bình mỗi năm 1 lần.
* Ngày: Ngày Mặt trời trung bình đư­ợc đề cập ở mục 3.1 là đơn vị cơ bản của thời gian (và lịch pháp) trong cuộc sống dan sự cũng như­ trong các thực hành thiên văn học. Ngày chúng ta sử dụng bắt đầu từ nửa đêm đến nửa đêm tiếp theo và bao gồm 24 giờ, tuy vậy các lịch đánh dấu thời điểm bắt đầu ngày theo lối riêng và cũng nhóm ngày thành tuần, tháng, năm hay chu kỳ lớn hơn theo các cách khác nhau. Thời x­a cách đơn giản nhất để tính độ dài ngày là tính từ lúc Mặt trời mọc hay lặn đến thời điểm Mặt trời mọc hay lặn kế tiếp, bởi vì hiện t­ượng này có thể quan sát dễ dàng. lịch Hồi giáo, Do thái và một loại lịch của iran) tính ngày bắt đầu từ lúc Mặt trời lặn, trong khi đó lịch Hindu sử dụng Mặt trời mọc làm mốc để đánh dấu ngày. Ngày của lịch cách mạng pháp bắt đầu từ nửa đêm này đến nửa đêm sau. Định độ dài ngày từ nửa đêm đến nửa đêm hay từ giữa tr­a này đến giữa tr­a ( nh­ lịch Ai cập) thì chính xác hơn là tính từ thời điểm Mặt trời mọc hay lặn, thí dụ nh­ ở London Mặt trời mọc thay đổi từ 3g42’ đến 8g06’ sáng, Mặt trời lặn có thể xẩy ra từ 3g51’ đến 8g21’ chiều, trong khi đó thời khác giữa đêm chỉ biến đổi trong vòng nửa giờ. Vì lẽ đó mà ở thế kỷ 12 tr­ớc c.n ngư­ời Trung Quốc coi tiếng gà gáy(2 giờ sáng) là lúc bắt đầu ngày như­ng sau đó chuyển sang sử dụng ngày từ nửa đêm đến nửa đêm.
Ngày Julius:
Ngày Julius đ­ược đánh dấu bằng số ngày và phần thập phân của ngày đếm liên tục từ 12 g quốc tế ngày 1 tháng 1 năm 4713 trước Công nguyên ( theo ngôn ngữ thiên văn 1.5 tháng 1 năm -4712). Ngày julius kí hiệu là JD (Julian Day), đôi khi để ám chỉ thang thời gian lịch ng­ười ta còn sử dụng kí hiệu là JDE (Julian Ephemeris Day). Trong các phép tính thiên văn hay lịch pháp ng­ười ta sử dụng đơn vị gian nữa là thế kỷ Julius (100 năm Julius) bằng 36525 ngày.
Ngày Julius giúp chúng ta tính nhanh đ­ược số ngày trôi qua giữa hai thời điểm nào đó và có vai trò đặc biệt trong tính toán lịch, việc chuyển đổi giữa các loại lịch ( nh­ư từ lịch Dương sang lịch Âm d­ương hoặc ngư­ợc lại) thực hiện qua tham số trung gian là Ngày Julius sẽ đơn giản hơn dễ dàng hơn là chuyển đổi trực tiếp.
Thí dụ: JD t­ương ứng với ngày 30 tháng 4 năm 1975 là 2442533 và JD tương ứng với ngày 2 tháng 9 năm 1945 là 2431701, như vậy cuộc kháng chiến dành độc lập và thống nhất của nhân dân Việt nam kéo dài
2442533 ngày-2431701 ngày = 10832 ngày!
Mốc 4712 tr­ước c.n xuất phát từ chu kỳ Julius (7980 năm Julius) do học gỉa ngư­ời pháp tên là Joseph Scaliger đặt ra vào năm 1582 sau c.n, chu kỳ Julius là bội số chung nhỏ nhất của 3 số là 28, 19, 15 (7980 năm =28x15x19 năm). 28 năm đư­ợc gọi là chu kỳ Mặt trời ( sau 28 năm ngày và thứ trong tuần ở lịch Julius trở lại giá trị ban đầu), 19 năm là độ dài chu kỳ Meton ( sau mỗi chu kỳ meton Mặt trăng có pha giống nhau vào xấp xỉ cùng một ngày) và 15 năm là chu kỳ thuế của Lamã. Mỗi năm được Joseph Scaliger ký hiệu bằng ba số tương ứng với ba chu kỳ trên là S (chạy từ 1 đến 28), G (từ 1 đến 19) và I (từ 1 đén 15). Ngày sinh của chúa Giê Su (do Dionysius exiguus xác định) t­ương ứng với (9,1,3) do đó Joseph Scaliger chọn năm bắt đầu là (1,1,1) và năm này chính là mốc 4713 tr­ước c.n.
* Tuần lễ :
Nguốn gốc 7 ngày của tuần một mặt quan hệ tới bốn chu kỳ xấp xỉ 7 ngày của pha Mặt trăng (Sóc- Thư­ợng Huyền - Vọng- Hạ huyền), mặt khác đây là con số được người Babylon tin một cách thần bí, có thể do t­ương ứng với 7 hành tinh. Ng­ười Do Thái là những người đầu tiên sử dụng 7 ngày trong một tuần mặc dù có khả năng họ tiếp thu khái niệm này từ các nhà chiêm tinh Chaldea ( vùng đất hiện nay là phía Đông Nam irắc). Theo kinh cựu ước thì chúa tạo ra thế giới trong 6 ngày và nghỉ vào ngày thứ 7. ở Phư­ơng Tây tuần lễ bắt đầu đư­ợc sử dụng từ thế kỷ thứ 3 sau c.n và trong nhiều ngôn ngữ thì tên ngày trong tuần liên quan đến 7 thiên thể được người cổ đại biết đến là Mặt trời, Mặt trăng, Hỏa tinh, Thủy tinh, Mộc tinh, Kim tinh và thổ tinh (Tư­ơng ứng với các ngày từ chủ nhật đến thứ bẩy). Tuy nhiên ở một số ngữ khác như­ ả rập, Bồ Đào Nha, hay Do Thái thì các ngày trong tuần đ­ược gọi tên theo số thứ tự.
Trong lịch sử đã có các tuần không phải bẩy ngày như tuần 4 ngày ở Congo, tuần 5 ngày ở châu Phi và n­ước Nga năm 1929, tuần 8 ngày ở Cộng hòa La Mã… ở một số nơi như­ Hy Lạp, Ai Cập vào thời cổ đại tháng đ­ợc chia làm 3 phần. Tại Trung Quốc ít nhất từ thời Đế Nghiêu cách đây 4200 năm ng­ời ta đã dùng đơn vị tuần và mỗi tuần gồm 10 ngày là th­ợng tuần, trung tuần, hạ tuần (Hạ tuần có thể có 9 hoặc 10 ngày tùy theo tháng thiếu hay đủ). Tuần còn được sử dụng như số đếm 10, thí dụ dùng bát tuần để nói về tuổi có nghĩa là 80 tuổi. Trong tiếng Việt 10 ngày đầu tháng người ta thêm từ “Mồng”, như­ Mồng một, Mồng hai…
Ngư­ời Chaldea là những người đầu tiên đặt tên cho các ngày trong tuần theo thứ tự lập lại, vào năm 321 sau c.n Hoàng đế Constantine đã để tuần lễ 7 ngày vào lịch La Mã và truyền bá điều này trong thế giới Cơ đốc.
Theo Pgs.Lê Thành Lân [6] thì phư­ơng Đông 7 ngày trong tuần trùng với thứ tự của thất tinh trong Nhị thập bát tú là Nhật, Nguyệt, Hỏa, Thủy, Mộc, Kim, và Thổ, đây là điểm giống nhau giữa Phư­ơng Đông và ph­ương Tây. Trung quốc dùng chữ tinh kỳ ghép với các số 1,2,3, 4, 5, 6 để chỉ từ thứ hai đến thứ bẩy., chủ nhật gọi là “tinh kỳ nhật”
* Tháng:
Tuy trong công lịch (lịch Gregorius) sử dụng trên thế giới hiện nay tháng không còn liên hệ với một hiện tượng thiên văn cụ thể nào nh­ng ở nhiều lịch khác khái niệm này vẫn gắn bó chặt chẽ vơí tuần trăng. Tùy theo việc chọn thiên thể tham chiếu là Mặt trời hay một ngôi sao mà ta có tháng giao hội hoặc tháng sao. Nếu chọn tham chiếu là một điểm trên Bạch đạo (Cận điểm hay tiết điểm ) thì tư­ơng ứng sẽ là Tháng cận điểm hay tháng tiết điểm. Theo đó, tháng giao hội là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt trăng quay trở lại vị trí Sóc (không trăng) và các tháng Sao, cận điểm hay tiết điểm cũng được định nghĩa tương tự, trong đó thay vì điểm Sóc là một ngôi sao, Cận điểm hay tiết điểm.
Độ dài tháng giao hội không phải là một hằng số, thay đổi từ khoảng 29.27 đến 29.54 ngày, giá trị trung bình là 29.530589 ngày. Giữa độ dài thực tế và độ dài trung bình có thể lệch nhau tới 14 giờ. Giá trị xấp xỉ của tháng giao hội được sử dụng trong tất cả các lịch Âm và lịch âm dương, trừ lịch Trung Quốc (và lịch Việt Nam), hai lịch này đòi hỏi phải tính chính xác các thời điểm Sóc. Độ dài trung bình của tháng sao là 27.32166 ngày và của tháng cận điểm là 27.55455 ngày, giá trị xấp xỉ của tháng cận điểm được dùng để tính vị trí của mặt trăng trong lịch âm dương Hindu hiện đại.
* Năm:
Lịch chỉ có thể phản ánh được thời tiễt cũng như các mùa nếu độ dài năm lịch phù hợp với thời gian của một vòng mặt trời chuyển động trên Hoàng đạo. Một ngày mặt trời dịch chuyển khoảng gần 1 độ trên Hoàng đạo nên sau hơn 360 ngày sẽ hoàn thành một vòng 360 độ, thời gian mà mặt trời quay trở lại vị trí nhất định (chẳng hạn chùm sao Song ngư) thường được xem là một năm. Tuy nhiên, khoảng thời gian trái đất quay trở lại một điểm cố định trên quỹ đạo ( tương ứng với một vòng chuyển động biểu kiến của mặt trời trên Hoàng đạo) không bằng nhau mà tuỳ thuộc vào điểm xuất phát trên quỹ đạo được chọn là điểm nào. Sở dĩ có sự chênh lệch này là do chuyển động của trái đất không đều vì bị các lực hấp dẫn từ mặt trời và các hành tinh khác làm nhiễu loạn, mặt khác tốc độ của trái đất trên quỹ đạo elip thay đổi lúc nhanh lúc chậm và vị trí điểm Xuân phân lại bị dịch chuyển do tuế sai.
(Hướng trục quay của trái đất không cố định trong không gian mà thực hiện một di chuyển chậm gọi là tuế sai, do tuế sai nên trục trái đất quay chậm xung quanh Cực Hoàng đạo với chu kỳ khoảng 26000 năm (hiện nay trục trái đất hướng về sao bắc cực nhưng 13000 năm sau sẽ chỉ hướng về sao Vega). Kết quả là giao điểm của xích đạo trời với Hoàng đạo, tức điểm Xuân phân dịch chuỷen khoảng 50’’ mỗi năm về hướng Tây dọc theo Hoàng đạo. Tuế sai xẩy ra do lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng tác dụng lên phần lồi ra ở xích đạo trái đất.)
Để chỉ khoảng thời gian mặt trời di chuyển một vòng trên Hoàng đạo các tài liệu sử dụng nhiều tên khác nhau như năm thời tiết, tuế chu, năm mặt trời, năm xuân phân .. Các thuật ngữ này đều ám chỉ cung tới một đại lượng bằng khoảng 365.2422 ngày SI (Hệ thống đơn vị quốc tế). Đại lượng này xấp xỉ bằng giá trị trung bình của độ dài các năm được tính từ tất cả các điểm trong quỹ đạo. đây chính là năm xuân phân trung bình do các nhà thiên văn định nghĩa và trong sách này được gọi chung là năm xuân phân, cách gọi này phù hợp với thông lệ chung mặc dù đúng ra năm xuân phân được xác định từ một điểm cụ thể trên quỹ đạo là điểm xuân phân và có độ lớn sai lệch so với độ dài trung bình trên.
Cũng tương tự như đối với tháng, ngoài năm xuân phân còn có năm sao, năm cận điểm và năm tiết điểm. Một khái niệm nữa được dùng trong lịch pháp và thiên văn là năm Julius có độ dài bằng 365.25 ngày.
Nhà thờ Cơ đốc giáo duy trì năm lịch sao cho khớp với năm xuân phân để ngày xuân phân rơi vào ngày 21tháng 3 hoặc gần ngày đó, nguyên do là ngày lễ phục sinh, một lễ quan trọng của Cơ đốc giáo được tính vào ngày chủ nhật trùng hoặc sau ngày trăng tròn đầu liên tiếp theo ngày xuân phân.
Độ dài năm xuân phân thay đổi theo thời gian, vào năm 1900 là 365.242196 ngày, hiện gần bằng 365.242190 ngày và đến năm 2100 sẽ xấp xỉ 365.242184 ngày (giảm khoảng 1.3x10-5 ngày trong một Thế kỷ ). Độ dài trung bình của năm sao là 365.256363 ngày dài hơn năm xuân phân khoảng 20 phút, độ dài năm cận điểm là 365.259636 ngày. lịch cách mạng Pháp sử dụng giá trị trung bình của năm xuân phân còn lịch Hindu hiện đại dùng giá trị xấp xí của cả năm xuân phân và năm sao. (Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)

Cơ sở thiên văn của lịch

Khái niệm về thời gian của con người được hình thành từ sự cảm nhận tính chu kỳ, lập đi lập lại của các hiện tượng tự nhiên như ngày- đêm, mặt trời mọc lặn, mặt trăng tròn khuyết, mùa đông mùa hè…ở những nền văn minh cổ, con người nhận biết chu kỳ tự nhiên qua quá trình theo dõi chuyển động biểu kiến (là chuyển động được mô tả khi quan sát từ vị trí nào đó - trong trường hợp này là Trái đất - dù trong thực tế đối tượng có di chuyển hay không) của các thiên thể trên bầu trời. Các chu kỳ thiên văn chính là ngày (dựa trên sự quay của trái đất quanh trục của nó), tháng (dựa trên vòng quay của mặt trăng quanh trái đất) và năm dựa trên chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời. Ngày,tháng,năm cũng là các đơn vị cơ bản của lịch và vì vậy chuyển động trong không - thời gian của các thiên thể thiên văn học sử dụng hệ toạ độ trời và các thang thời gian khác nhau. Các khái niệm này cùng một số khái niệm hay thuật ngữ thiên văn khác liên quan tới lịch pháp sẽ được trình bày ở mục này và mục các thang thời gian.
Thiên cầu và hệ toạ độ trời:
Để xác định mỗi vị trí nào đó trên mặt Địa Cầu người ta dùng kinh tuyến và vĩ tuyến, chẳng hạn vị trí của Jerusalem là 35.2° kinh độ đông và 31.8° vĩ độ bắc, của Hà Nội là 105.83° kinh độ đông và 21.05° vĩ độ Bắc. Cũng tương tự như vậy, vị trí của thiên thể trong thiên cầu được xác định bằng xích kinh và xích vĩ. Thiên cầu là một mặt cầu tưởng tưởng có bán kính vô cùng lớn, tâm là nơi ta quan sát, hình chiếu của kinh tuyến vĩ tuyến và xích đạo trái đất lên thiên cầu gọi là xích kinh, xĩch vĩ và xích đạo trời. Tuy nhiên để đánh dấuvị trí của mặt trời và mặt trăng các nhà thiên văn thường sử dụng hai đại lượng khác nhau là hoàng kinh và hoàng vĩ trong hệ toạ độ Hoàng đạo. Hoàng đạo chính là hình chiếu quỹ đạo chuyển động của trái đất ( không tính đến nhiễu loạn) lên bầu trời. Hoàng kinh là độ dài góc đo theo hoàng đạo (từ 0° đến 360°) còn hoàng vĩ là độ dài góc tính từ hoàng đạo (từ 0° đến ±90°).
Kinh tuyến và vĩ tuyến trên mặt đất được tính từ kinh tuyến Greenwich và đường xích đạo, còn điểm gốc để bắt đầu tính hoàng kinh (L=0) là giao điểm giữa Hoàng đạo và xích đạo trời, giao điểm này gọi là điểm xuân phân. Xích kinh và xích vĩ là hai toạ độ của hệ toạ độ xích kinh, hệ toạ độ này thích hợp cho việc thành lập bản đồ sao hay mô tả chuyển động của mặt trăng, mặt trời vì xích kinh và xích vĩ không thay đôỉ do nhật động và đều không phụ thuộc vào nơi quan sát . Hệ toạ độ hoàng đạo thường dùng để theo dõi các các thiên thể trong hệ mặt trời. Ngoài ra, cũng thuộc hệ toạ độ trời còn có: Hệ toạ độ chân trời với hai toạ độ là độ cao (h) và độ phương (A), hệ toạ độ góc giờ với hai toạ độ là xĩch vĩ và góc giờ (t)…
Chuyển động biểu kiến của mặt trời. Mặt trời di chuyển giữa các chòm sao dọc theo Hoàng đạo về hướng đông, cùng chiều với chiều quay của trái đất. Một dải băng rộng khoảng 16° trên bầu trời (ở giữa hai dải là Hoàng đạo) chứa các chòm sao mà mặt trời đi qua trong một năm được gọi là Hoàng đới. 12 chòm sao nằm trong Hoàng đới là : Trinh nữ (Virgo), Cái cân (Libra), Thần nông (Scorpicus), nhân mã (Sagitarius), con Hươu (Capricornus), Cái bình (Aquarius), Song ngư (Pisces), Bạch dương (Aries), Kim ngưu (Taurus), Song tử (Gemini), Con cua (Cancer), Sư tử (Leo).* Điểm phân, điểm chí và mùa:
Do trục quay trái đất nghiêng một góc 23°27¢ so với quỹ đạo chuyển động nên Hoàng đạo cũng nghiêng một góc 23°2 so với xích đạo trời. mặt trời ở bán cầu Bắc của Thiên cầu khoảng1/2 năm và 1/2 năm sau đó ở bán cầu Nam, trong một năm xích vĩ của mặt trời (Khoảng cách góc đến xích đạo trời ) sẽ biến đổi từ -23°27¢ ở Nam xích đạo trời đến +23°27¢ ở Bắc xích đạo trời. Điểm trên Hoàng đạo mà xích vĩ mặt trời bằng 23°27¢ (d »23°27¢) gọi là Hạ chí, tại điểm xích vĩ mặt trời bằng -23°27¢(d=0°) gọi là điểm xuân phân và thu phân.
Các mùa trên trái đất không phải do khoảng cách đến mặt trời xa hay gần gây ra như một số người lầm tưởng, thực tế trái đất gần mặt trời nhất vào khoảng đầu tháng 1 (điểm cận nhật) trong khi lúc này ở Bắc bán cầu đang là mùa đông. Nguyên nhân chính tạo ra các mùa là do trục trái đất nghiêng với quỹ đạo chuyển động một goc 23°27¢ dẫn đến thời gian mặt trời nằm trên đường chân trời cũng như độ cao mặt trời thay đổi trong năm. Điều này làm cho ngày dài hơn, đêm ngắn hơn hay ít đi. Khi mặt trời tới điểm xuân phân, vào khoảng 20/3 thì ngày và đêm có độ dài bằng nhau.
Tại điểm Hạ chí khoảng 21/6, mặt trời ở vị trí cao nhất, lúc này ngày dài nhất và đêm ngắn nhất . Vào quãng 22/9 ngày và đêm lại có độ dài bằng nhau, lúc này mặt trời ở điểm thu phân. Tại điểm Đông chí ( vào khoảng 22 tháng 12) mặt trời ở vị trí thấp nhất, ngày ngắn nhất và đêm dài nhất. Hai điểm phân và hai điểm chí là 4 điểm đánh dấu mùa trong năm ( tuỳ theo từng năm mà xê dịch ít nhiều) và có ý nghĩa quan trọng trong lịch, ở Phương Tây bồn ngày trên là khởi đầu cho bốn mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông) còn ở phương Đông thì bốn ngày này lại là bốn ngày chính giữa của bồn mùa. Lưu ý rằng thời gian xẩy ra 4 điểm Phân và Chí trên chỉ đúng với người quan sát ở Bán Cầu Bắc, còn bán Cầu Nam các sự kiện tương ứng sẽ bị lệch đi 6 tháng.
Tại ngày xuân phân và thu phân trục trái đất không nghiêng với quỹ đạo chuyển động nên ở tất cả mọi nơi trên trái đất ngày và đêm đều dài 12 giờ. ở 20° vĩ Bắc (đi qua gần Hà Nội) vào Hạ chí ngày dài khoảng 13g13¢ và tới đông chí ngày chỉ còn dài 10g47’. Cũng vào Hạ chí tại những nơi trên 66°33’ vĩ Bắc (vòng Bắc cực) thì ngày dài 24g và không có đêm, còn những nơi dưới 66°33’ vĩ Nam thì đêm kéo dài 24g, không có ngày, đến ngày Đông chí thì ngược lại, những điểm nằm trên 66°33’ vĩ Bắc không có ngày và những nơi dưới 66°33’ vĩ Nam lại không có đêm. Tại vùng quanh vòng bắc cực ( như St. Petersburg) vào thời gian Hạ chí mặt trời không lặn hoặc chỉ lặn một ít dưới chân trời, đêm không tối rõ rệt nên được gọi là đêm trắng!
Chuyển động của mặt trăng:
Mặt trăng cũng di chuyển gữa các ngôi sao về phía Đông như mặt trời, trung bình khoảng 13° một ngày và thời gian để mặt trăng quay trở lại cùng một vị trí giữa các ngôi sao là ~27.3 ngày, đây là độ dài của tháng sao. Thời gian mặt trăng trở lại cùng một vị trí tương đối so với mặt trời trong thiên cầu gọi là tháng giao hội, tháng giao hội khoảng 27.5 ngày , dài hơn tháng sao do mặt trăng và mặt trời cùng dịch chuyển về hướng đông. Trong tháng giao hội mặt trăng lần lượt trải qua các pha: Không trăng hay Sóc là thời điểm mặt trăng nằm xấp xỉ thẳng hàng trái đất và mặt trời , bề mặt quay về trái đất bị tối không nhìn thấy, Thượng huyền (hay pha bán nguyệt, nhìn thấy một nửa đĩa mặt trăng ); Trăng tròn (Vọng), thời điểm mặt trăng ở phái đối diện với mặt trời , bề mặt quay về phía trái đất sáng hoàn toàn; Hạ huyền , thời điểm nhìn thấy một nửa đĩa mặt trăng và sau đó quay lại thời điểm sóc.
Quỹ đạo mà mặt trăng quay quanh Trái đất gọi là bạch đạo, Bạch đạo nghiêng với Hoàng đạo một góc ~5°và cắt Hoàng đạo tại hai Tiết điểm đối diện nhau. Do ảnh hưởng nhiễu loạn của lực hấp dẫn từ trường và các thiên thể khác tác dụng lên mặt trăng nên bạch đạo không ổn định trong không gian , hai tiết điểm này dịch chuyển trên Hoàng đạo về hướng tây khoảng 19.4° một năm và đường thẳng nối chúng dao động với chu kỳ ~18.6 năm quanh Hoàng đạo, chuyển động của tiết điểm có ý nghĩa quan trọng trong dự đoán Nhật, Nguyệt thực. (Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)

Khái niệm về lịch

Mỗi sự kiện, biến cố xẩy ra trong tự nhiên xã hội đều diễn ra trong không gian, thời gian nhất định và ghi chép thời gian đã là nhu cầu của con người từ rất xa xưa. Theo một số từ điển bách khoa thì:Lịch là một hệ thống tổ chức, ghi chép thời gian theo cách thuận tiện cho việc điều tiết cuộc sống dân sự, các lễ nghi tôn giáo cũng như cho các mục đích lịch sử và khoa học.Trong một số ngôn ngữ châu Âu thì từ lịch (Calendar, calendrier…) bắt nguồn từ chữ Calendae (Kalendae) tiếng Latin có nghĩa là ngày đầu tiên của tháng La mã, ngày người ta công bố thời biểu tổ chức các phiên chợ, lễ hội hay các sự kiện khác.Vậy lịch xuất hiện từ khi nào?Hiện chúng ta biết rất ít về việc đo đạc, ghi chép thời gian trong thời tiền sử, nhưng từ các di vật khảo cổ ở mọi nền văn hoá đều phát hiện thấy dấu vết của việc này. Sau đây là một số tư liệu về sự hình thành lịch ở một số vùng trên thế giới:Châu Âu : thời kỳ băng hà cách đây hơn 20 nghìn năm các thợ săn ở châu âu đã khắc các vạch lên thân gỗ và xương, có thể bằng cách này họ dùng để đếm các ngày trong tuần trăng. Các cột đá tại nước Anh (Stonehenge) được xây dựng cách đây hơn 4000 năm có lẽ đã được sắp xếp nhằm xác định một số thời điểm đặc biệt liên quan đến mùa và hiện tượng thiên văn như ngày chí, nguyệt thực… Tại Hy Lạp các bản di vật bằng đất sét thế kỷ 13 trước c.n hay những ghi chép của Homer và Hesiod cho thấy người cổ Hy Lạp sử dụng lịch mặt trăng ( lịch âm), các thangs bao gồm 29 và 30 ngày xen kẽ nhau. Đến thế kỷ thứ 6 trước c.n các nhà thiên văn học Hy Lạp đã đề nghị một lịch chính xác hơn bằng cách chèn thêm 3 tháng vào mỗi chu kỳ 8 năm. lịch chu kỳ 8 năm này vẫn tiếp tục được sử dụng ở Hy Lạp mặc dù sau đó đã có thêm hai pháy hiện đáng chú ý : Khoảng năm 433 trước c.n nhà thiên văn học Meton ở Aten tìm thấy 19 năm mặt trời (chu kỳ meton) vừa bằng 235 tuần trăng và vào năm 130 trước c.n Hipparchus quan sát thấy năm mặt trời không phản ánh chính xác bằng 365.25 ngày. ở La Mã vào khoảng Thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 trước c.n nhà cai trị thành Rome đầu tiên là Romulus đưa vào sử dụng loại lịch gồm 10 tháng, 6 tháng 30 ngày và 4 tháng 31 ngày, tổng cộng 304 ngày, năm khởi đầu vào tháng 3. Sau này lịch La Mã tiếp tục được cải tiến dưới các thời Numa Pompilus (715-613 trước c.n) và Etruscan Tarquinius Priscus (năm 616-579 trước c.n) và có tên là lịch cộng hoà La Mã. Tuy ở lịch này năm (365.25 ngày) dài hơn năm mặt trời một ngày nhưng nhiều yếu tố của lịch cộng hoà La mã đã được đưa vào lịch Gregorius thông dụng hiện nay.Trung cận đông: tại Ai Cập cách đây hơn 10 nghìn năm, vào thời kỳ đầu nền văn minh của mình, người Ai Cập cổ đã sử dụng lịch bao gồm 12 tháng mỗi tháng 30 ngày (một năm dài 360 ngày). Nhưng sau đó họ nhận ra rằng sao Thiên Lang (Sirius) ở chòm sao Đại Khuyển (Canis Major) cứ sau 365 ngày thì mọc cạnh mặt trời, lúc sông Nin bắt đầu chu kỳ ngập lụt hàng năm, dựa trên điều này Ai Cập làm ra lịch 365 ngày, lịch này có lễ bắt đầu vào năm 4236 trước c.n năm được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử. Còn ở vùng Lưỡng Hà, thung lũng sông Tigris- Euphrate (IRăc), cách đây 5 000 năm người xume dùng lịch chia năm thành các tháng 30 ngày, chia ngày thành 12 khoảng (tương đương với 2 giờ) và mỗi khoảng này chia ra 30 phần (bằng 4 phút). Cũng ở I Rắc, vào khoảng 2000 năm trước c.n người Babylon sử dụng lịch mặt trăng gồm 12 tháng xen kẽ 29 và 30 ngày . Sau đó, khoảng năm 380 trước c.n lịch này trở nên tinh xảo hơn khi trong lịch đã có sự kết hợp giữa tuần trăng với thời tiết. Điều này được thực hiện bằng cách chèn thêm 7 tháng nhuận ào chu kỳ 19 năm , chu kỳ 19 năm trùng với chu kỳ Meton của nhà thiên văn học người Hy lạp. Không rõ người Babylon cùng tìm ra chu kỳ Meton hay tiếp thu nó từ người Hy lạp, tuy nhiên lịch này được chấp nhận ở Hy Lạp, tuy nhiên lịch này được chấp nhận ở Hy Lạp và các thuộc địa của La Mã cho đến năm 75 sau c.n. Lịch sớm nhất của người Do Thái có lẽ là lịch Gezer ở thời kỳ vua Solomon, khoảng cuối thế kỷ thứ 10 trước c.n, sau đó người Do thái cổ sử dụng lịch của người Babylon (587 trước c.n).Nam á và Viễn Đông: ở Việt Nam hiện còn lưu giữ một thứ lịch của người mường gọi là lịch tre, lịch này gồm 12 thanh tre ghi lại 12 tháng và trên mỗi thanh tre khắc các vạch ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng khác. Phải chăng đây là một thứ lịch cổ dùng ở nước ta trước khi lịch âm dương được du nhập từ Trung Hoa sang? ở ấn Độ theo ghi chép thì lịch cổ nhất có vào năm 1000 trước c.n . một năm lịch có 360 ngày chia thành 12 tháng Âm bao gồm 27 hoặc 28 ngày, số ngày thiếu được bù bằng cách chèn tháng nhuận sau mỗi 60 tháng. Còn ở Trung Quốc, lịch âm dương có từ Thế kỷ 14 trước c.n (đời thương), theo truyền thuyết thì sớm hơn nữa vào thời Tam Hoàng Ngũ Đế (năm 2637 trước c.n) đã có lịch do hoàng đế sáng tạo ra. Đáng chú ý là đời nhà Thương người Trung Hoa đã biết đến độ dài năm là 365.25 ngày và tuần trăng dài 29.5 ngày.Trung Mỹ : người Maya ở Trung Mỹ không chỉ dưạ trên mặt trăng, mặt trời mà cả sao Kim để tạo ra lịch 260 và 365 ngày. Nền văn hoá Maya hưng thịnh từ khoảng 2000 năm trước c.n đến năm 1500 sau c.n, các chu kỳ thiên văn ghi lại cho thấy họ tin là thế giới được sáng ra vào năm 3114 trước c.n . Các lịch của họ sau này trở thành một phần của lịch đá Aztec.(Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2007

Mùa lịch 2007: Nguy cơ thừa lịch bloc

Hàng tỷ đồng đầu tư xuất bản lịch bloc đang trở thành giấy vụn.

Lịch bloc luôn là mối làm ăn của các NXB. Năm nay, để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng, lịch bloc sẽ có các loại tiểu, trung, đại, siêu đại và cả cực đại. Do đời sống của người dân được nâng cao nên loại lịch bloc cao cấp tăng lên, chất lượng giấy in tốt hơn, có nhiều đổi mới về cách trình bầy với các chuyên đề về phong cảnh lễ hội, hương hoa đất nước, non nước Việt Nam.

Lịch nhiều - mẫu mã ít

Một điều dễ nhận thấy là năm mới 2007 là năm Ðinh Hợi nhưng hầu như những mẫu lịch về loài vật này khá hiếm hoi. Các loại lịch tờ treo tường vẫn tập trung vào những mẫu phong cảnh truyền thống của Việt Nam với chủ đề thiên nhiên, danh thắng, áo dài, thời trang, kiến trúc, cây cảnh... vẫn là hình ảnh chủ đạo, bởi đó nhu cầu thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên đất nước Việt Nam không chỉ có ở người dân trong nước mà cả Việt kiều - những người đã quá quen thuộc với những cao ốc chọc trời của châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên với những bộ lịch phong cảnh không theo một chủ đề nhất định cũng khó thu hút được khách hàng. Hiện có khá nhiều mẫu lịch tờ phong cảnh khá đẹp như bộ "Sắc mầu Việt Nam"; Nét đẹp đời thường; Việt Nam bốn mùa hoa, xóm làng Việt Nam, danh thắng Việt Nam... ghi lại những phong cảnh dẹp, làng quê thanh bình, cuộc sống đời thường dân dã của người dân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam là những mẫu lịch thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Năm ngoái, số lịch bloc tồn đọng trong kho của Tổng Công ty phát hành sách Việt Nam đã lên đến 245.000 cuốn, tương đương 3 tỷ đồng. Lượng tồn kho của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia cũng vào khoảng 100.000.

Ước tính của giới kinh doanh, gần 5 tỷ đồng đầu tư cho việc xuất bản và phát hành lịch bloc đang chuẩn bị đốt thành tro. Đây là thiệt hại lớn nhất, chưa bao giờ liên minh xuất bản lịch của các nhà xuất bản Việt Nam vấp phải.

Bên cạnh những mẫu lịch phong cảnh thi những mẫu lịch ấn tượng với chủ đề mang hơi hướng hoài cổ như: yếm xưa, đường tơ, nét duyên Việt, tranh của Nguyễn Thanh Binh hay tranh cổ điển của các hoạ sĩ châu Âu thế kỷ 18 -19... cũng sẽ là mẫu lịch "ăn khách" trong mùa lịch Ðinh Hợi. Dạo qua "chợ" lịch mới thấy: giá cả năm nay rẻ hơn năm ngoái, nếu như mùa lịch năm ngoái giá bán của loại lịch với loại lịch nẹp sắt 5 - 7tờ là 10.000 - 14.000đ/cuốn thì năm nay giá bán loại lịch này chỉ 7300đ - 10.500đ/cuốn. Với loại lịch tờ cao cấp được in trên giấy dầy, nẹp lò so, giá bán năm nay cũng rẻ hơn năm ngoái từ 2000 - 3000đ/cuốn. Hiện lịch nẹp lò so loại 7 tờ 7 hình ảnh, giá bán từ 15.750 - 17.550đ/cuốn, cũng là lịch nẹp lò so 7 tờ nhưng có đến 13 hình ảnh, giá bán cao hơn đôi chút từ 17.800 - 20.000đ/cuốn. Có tình trạng này bởi vụ lịch năm nay có khá nhiều cơ sở tư nhân liên kết với các nhà xuất bản để in lịch nên họ tìm mọi cách để giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh.

Nhiều quá hoá thừa

Lịch bloc luôn là mối làm ăn của các NXB. Năm nay, để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng, lịch bloc sẽ có các loại tiểu, trung, đại, siêu đại và cả cực đại. Do đời sống của người dân được nâng cao nên loại lịch bloc cao cấp tăng lên, chất lượng giấy in tốt hơn, có nhiều đổi mới về cách trình bầy với các chuyên đề về phong cảnh lễ hội, hương hoa đất nước, non nước Việt Nam. Thông tin trên lịch cũng đa dạng, từ loại lịch giới thiệu về tiền tệ, dân số, kinh tế của tất cả các nước mà Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao. Cũng bắt đầu xuất hiện loại lịch phục vụ đối tượng có tín ngưỡng với đầy đủ các ngày lễ của đạo Phật, Thiên Chúa. Có loại lịch mỗi ngày in một câu học tiếng Anh hoặc kiến thức toán học. Các văn, nghệ sĩ được phục vụ loại lịch in thơ, tranh, ảnh với các kiểu chữ lẫn con số, có chữ đều cầu kỳ, cách điệu rất khác lạ và ưa nhìn. Thị trường lịch 2007 còn có cả loại lịch chuyên về thông tin đời sống như mua gì, bán gì, ở đâu? Loại lịch dành cho đối tượng là nông dân có thông tin phục vụ sản xuất đa dạng, chi tiết và thiết thực. Nếu như những mùa lịch trước việc thiếu lịch bloc luôn là nỗi lo của các nhà xuất bản thì năm nay các NXB cũng vẫn lo nhưng là lo một cuộc khủng hoảng thừa trong năm đầu tiên giao quyền tự chủ in và phát hành lịch cho các NXB.

Theo ông Lý Bá Toàn, Cục phó Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa - Thông tin, mẫu mã của mỗi mẫu lịch 2007 nhiều gấp 3-4 lần năm trước và con số đăng ký của các NXB lên tới 116 triệu cuốn (doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất là 6 triệu cuốn, ít nhất là 400.000 cuốn) trong lúc cả nước có 80 triệu dân với nhu cầu tiêu thụ lịch chỉ khoảng 15 triệu cuốn. Lượng lịch bloc in nhiều và có khả năng dư thừa, muốn thu hút khách hàng các nhà xuất bản lịch bloc đều áp dụng chính sách giảm giá lịch từ 1.000 đến 3.500 đ/cuốn so với năm trước, trong khi giá cả điện, nước, nhân công... đều tăng. Hiện loại lịch tiểu, lịch trung in giấy thường hoặc pơluya phục vụ người thu nhập thấp có loại giá bán chỉ 4.000 đến 7.000đ/cuốn, loại bloc cực đại (kích cỡ 26 x 37cm) năm ngoái có giá 180.000 - 220.000 đồng/cuốn, thì nay chỉ còn 155.000 - 170.000 đồng. Tại các cửa hàng bán lẻ loại lịch này giảm giá 10 - 20%, chỉ còn 140.000 - 150.000 đồng/cuốn.

Ðược biết: giá lịch bloc hạ còn bởi các nhà làm lịch đưa ra các mức chiết khấu hấp dẫn, có nơi 25% giá bìa, không ít nơi lên tới những 35%, thậm chí là 45%. Nhiều đại lý lịch bloc cho biết: Thời gian trước lịch lậu, in nối bản là nỗi lo của các nhà sản xuất thì mùa lịch năm nay với cơ chế tự do cho các đơn vị tư nhân liên kết cùng các NXB làm lịch, khả năng lịch bloc bị luộc, in lậu sẽ không còn đất sống. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chưa có biện pháp kiểm soát số lượng in của các nơi sản xuất lịch bloc, nên khả năng việc in nối bản cũng vẫn có khả năng xảy ra.

(theo KTĐT, VNE)

Mua Lịch Tết quà độc đáo dịp năm mới

Mua Lịch Tết không chỉ là một thói quen với người tiêu dùng Việt mỗi dịp năm hết Tết đến mà còn là dịp để họ trang trí lại nhà cửa cũng như nhìn lại thành quả của một năm làm việc đã qua. Chính vì vậy, lịch Tết còn là món quà để tặng nhau, gia tăng mối thâm giao giữa những người bạn, giữa doanh nghiệp với bạn hàng và là dịp để Văn hóa Việt lên ngôi.

Chọn một tấm lịch Tết để đặt ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà không phải là điều dễ. Bởi lịch luôn hiện diện trong không gian của bạn, dù là nơi giao tiếp, làm việc hay nghỉ ngơi. Người dễ tính, tấm lịch thế nào cũng được. Nhưng với những người cầu kỳ thì cố tìm cho được một sản phẩm thật độc đáo, để mỗi khi tiếp đãi bạn bè còn tự hào về “gu” thưởng thức của mình. Và vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng những yêu cầu đó.